Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc giảm cholesterol – thuốc giảm mỡ máu

Bài viết được viết bởi ThS.BS chuyên khoa II Phạm Tuyết Trinh - Trưởng Đơn nguyên Nội trú, Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Thuốc giảm cholesterol (hay còn gọi là thuốc giảm mỡ máu) là thuốc được bác sĩ kê đơn khi bạn bị rối loạn lipid máu, hoặc khi bạn bị một số bệnh phải dùng thuốc này lâu dài: nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, đái tháo đường... Có thể trong khi dùng thuốc bạn cảm thấy không khỏe. Thuốc giảm cholesterol có thể gây một số tác dụng phụ, nếu nhẹ, các biểu hiện có thể không rõ. Nhưng cũng có một số biểu hiện ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống. Bạn nên biết những tác dụng không mong muốn và thông báo cho bác sĩ của bạn để điều chỉnh.

1. Các thuốc có thể làm cho bạn cảm thấy thế nào?

Các tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu bao gồm: ỉa chảy (tiêu chảy); táo bón, nôn, buồn nôn, co thắt dạ dày, đau cơ, yếu cơ, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, thậm chí ban đỏ trên da.

Các vấn đề nghiêm trọng hơn: Statin là một trong các loại thuốc mỡ máu, thường được kê đơn nhiều nhất để giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nhưng một số người có thể bị tác dụng phụ nặng của thuốc này, đó là: hủy cơ, hủy tế bào gan, đái máu, nhiễm trùng tiết niệu, tăng đường máu, đái tháo đường, nặng hơn có thể mất trí nhớ. Cho đến nay những biến cố này còn chưa rõ ràng cơ chế.

Đau đầu ù tai chóng mặt
Người bệnh sau dùng thuốc có thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường do tác dụng phụ gây ra

2. Xử lý các tác dụng phụ như thế nào?

Bạn không nên tự ý bỏ thuốc nhưng cần xin ý kiến tư vấn của bác sỹ và có khả năng sẽ có các hướng:

  • Ngừng một thời gian ngắn: nếu bạn đau cơ, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn ngừng một thời gian ngắn, sau đó tiếp tục dùng lại trong vòng 1 tháng. Nếu trong khi ngừng thuốc vẫn thấy đau cơ thì đau có thể do nguyên nhân khác.
  • Kiểm tra các loại thuốc khác: nếu bạn dùng thuốc giảm mỡ máu cùng một số thuốc khác, bạn có thể gặp tác dụng phụ do tương tác thuốc. Cần xin ý kiến bác sĩ về các thuốc bạn đang dùng, kể cả các thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng.
  • Giảm liều thuốc: bác sĩ sẽ có thể giảm liều để bạn có thể tiếp tục dùng thuốc hàng ngày.
  • Đổi thuốc: nếu các tác dụng phụ bạn gặp phải khó xử lý, bạn có thể sẽ được tư vấn đổi sang loại statin khác, như pravastatin (Pravaschol) và rosuvastatin (crestor, ezallor) là những thuốc ít nguy cơ gây đau cơ.
  • Cân nhắc điều trị thuốc không kê đơn (OTC): statin có thể ít gây đau cơ hơn khi dùng CoQ10, vì vậy bạn có thể bổ sung chất này để giảm đau cơ. Ngoài ra, L- Carnitine có thể giúp tránh đau cơ. Nhưng luôn cần xin ý kiến bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan