Tác dụng phụ của thuốc Quetiapine

Thuốc Quetiapine thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh về tinh thần như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực,... Cũng giống như các loại thuốc khác, bạn có thể gặp phải tác dụng không muốn khi sử dụng loại thuốc này. Vậy tác dụng phụ của thuốc Quetiapine là gì?

1. Thuốc Quetiapine có tác dụng gì?

Quetiapine thuộc nhóm thuốc chống loạn thần, được sử dụng để điều trị một số tình trạng về tinh thần/tâm trạng như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, hay các cơn hưng phấn bất ngờ hoặc trầm cảm có liên quan với rối loạn lưỡng cực.

Thuốc Quetiapine hoạt động bằng cách giúp khôi phục lại sự cân bằng của một chất tự nhiên nhất định trong não. Quetiapine có thể làm giảm ảo giác và cải thiện khả năng tập trung của bạn.

Thuốc Quetiapine giúp bạn suy nghĩ minh mẫn và tích cực hơn về bản thân, cảm thấy bớt lo lắng, trở nên năng động hơn trong cuộc sống hàng ngày. Thuốc Quetiapine cũng có thể cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, tình trạng chán ăn và mức độ năng lượng. Thuốc có thể giúp ngăn ngừa những thay đổi tâm lý nghiêm trọng hoặc làm giảm mức độ thường xuyên thay đổi tâm trạng.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Quetiapine

Thuốc Quetiapine được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh tâm thần phân liệt;
  • Rối loạn lưỡng cực;
  • Giai đoạn hưng cảm vừa đến nặng trong rối loạn lưỡng cực;
  • Giai đoạn trầm cảm nặng trong rối loạn lưỡng cực;
  • Ngăn ngừa tái phát các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm ở bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực, đã đáp ứng với điều trị Quetiapine trước đây;
  • Điều trị bổ sung ở giai đoạn trầm cảm nặng trên bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng.

Chống chỉ định của thuốc Quetiapine:

  • Người quá mẫn với thuốc Quetiapine;
  • Người đang sử dụng đồng thời các chất ức chế Cytochrome P450 3A4 (như HIV-protease, Erythromycin, Clarithromycin và Nefazodone); thuốc kháng nấm Azole.
Thuốc Quetiapine
Thuốc Quetiapine hoạt động bằng cách giúp khôi phục lại sự cân bằng của một chất tự nhiên nhất định trong não

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Quetiapine

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt và các giai đoạn hưng cảm vừa đến nặng trong rối loạn lưỡng cực:

  • Uống thuốc ít nhất 1 giờ trước bữa ăn;
  • Liều bắt đầu điều trị là 300mg vào ngày đầu tiên và 600mg vào ngày thứ 2;
  • Liều khuyến cáo hàng ngày của thuốc Quetiapine là 600mg, có thể tăng liều lên 800mg mỗi ngày;
  • Đối với điều trị duy trì ở bệnh tâm thần phân liệt thì không cần điều chỉnh liều lượng.

Liều điều trị các giai đoạn trầm cảm nặng trong rối loạn lưỡng cực:

  • Uống thuốc trước khi đi ngủ;
  • Ngày đầu điều trị là 50mg, ngày thứ 2 là 100mg, ngày thứ 3 là 200mg và ngày thứ 4 là 300mg;
  • Liều khuyến cáo hàng ngày là 300mg;
  • Nếu sử dụng liều > 300mg/ngày nên được bắt đầu bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị rối loạn lưỡng cực;
  • Trường hợp có lo ngại về khả năng dung nạp thuốc Quetiapine thì giảm liều xuống ít nhất 200mg.

Liều sử dụng ngăn ngừa tái phát trong rối loạn lưỡng cực:

  • Dùng liều như trước nay đang sử dụng, uống thuốc trước khi đi ngủ, phạm vi liều từ 300mg đến 800mg/ngày.

Liều điều trị bổ sung các giai đoạn trầm cảm nặng trong MDD:

  • Uống thuốc trước khi đi ngủ;
  • Khi bắt đầu điều trị sử dụng liều 50mg vào ngày 1 và 2 và 150mg vào ngày 3 và 4;
  • Tác dụng chống trầm cảm của thuốc Quetiapine thể hiện ở liều 150mg và 300mg/ngày dưới dạng liệu pháp bổ sung với các thuốc Amitriptylin, Bupropion, Duloxetine, Escitalopram, Citalopram, Fluoxetine, Paroxetine, Sertraline và Venlafaxine và ở mức 50 mg/ngày nếu đơn trị liệu ngắn hạn;
  • Vì vậy nên bắt đầu với 50 mg/ngày. Khi cần thiết có thể tăng liều từ 150mg đến 300mg/ngày, dựa trên đánh giá của từng bệnh nhân.

Khi sử dụng quá liều thuốc Quetiapine, bệnh nhân sẽ thấy buồn ngủ, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và các tác dụng kháng cholinergic, có thể kéo dài QT trên điện tâm đồ, co giật, trạng thái động kinh, tiêu cơ vân, ức chế hô hấp, bí tiểu, lú lẫn, mê sảng và/hoặc kích động, hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho Quetiapine. Cách xử lý khi quá liều đó là điều trị theo triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải.

Nếu bạn quên uống 1 liều thuốc Quetiapine, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu bạn nhớ ra khi đã gần với liều Quetiapine kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch, tuyệt đối không được uống gấp đôi liều đã quy định.

Thuốc Quetiapine
Thuốc Quetiapine được chỉ định trong các trường hợp bệnh tâm thần phân liệt

4. Tác dụng phụ của thuốc Quetiapine

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Quetiapine gồm có:

  • Giảm hemoglobin;
  • Tăng nồng độ chất béo trung tính trong huyết thanh;
  • Tăng cholesterol toàn phần (chủ yếu là cholesterol LDL);
  • Giảm HDL cholesterol;
  • Tăng cân;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn;
  • Nhức đầu;
  • Các triệu chứng ngoại tháp;
  • Khô miệng cũng là một trong các tác dụng phụ của thuốc Quetiapine.

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Quetiapine gồm có:

  • Giảm bạch cầu trung tính;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Thiếu máu;
  • Quá mẫn bao gồm cả các phản ứng dị ứng trên da;
  • Suy giáp;
  • Hạ natri máu;
  • Đái tháo đường;
  • Chứng khó nuốt;
  • Tăng nồng độ aspartate aminotransferase (AST) trong huyết thanh;
  • Bí tiểu;
  • Rối loạn chức năng tình dục;
  • Gây đợt cấp của bệnh tiểu đường đã có từ trước;
  • Co giật;
  • Hội chứng chân không yên;
  • Rối loạn vận động chậm;
  • Ngất;
  • QT kéo dài, nhịp tim chậm.

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Quetiapine gồm có:

  • Mất bạch cầu hạt;
  • Hội chứng chuyển hóa;
  • Chứng mộng du và các phản ứng liên quan như ngủ nói và rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ;
  • Huyết khối tĩnh mạch;
  • Hội chứng ác tính an thần kinh;
  • Hạ thân nhiệt;
  • Tăng creatine phosphokinase trong máu;
  • Viêm tụy;
  • Tắc ruột;
  • Vàng da;
  • Viêm gan;
  • Sưng vú;
  • Rối loạn kinh nguyệt.

Các tác dụng phụ không xác định tần suất của thuốc Quetiapine gồm có:

  • Độc tố hoại tử biểu bì;
  • Hồng ban;
  • Hội chứng cai nghiện ma túy ở trẻ sơ sinh.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ nêu trên của thuốc Quetiapine. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập đến. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

75K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan