Thuốc Nizatidine: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Nizatidine thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc chẹn H2. Nizatidine được sử dụng để điều trị loét dạ dày và ruột và ngăn ngừa tái phát sau khi chúng đã lành. Loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày thực quản. Nizatidine có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Qua đó giúp làm giảm các triệu chứng như ho không khỏi, đau dạ dày, ợ chua và khó nuốt.

1. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Nizatidine

Thuốc Nizatidine được chỉ định trong các trường hợp sau:

Thuốc Nizatidine chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Ung thư dạ dày
  • Bệnh thận mãn tính giai đoạn 3A, 3B, 4, 5.
  • Bệnh thận
Ăn quả chanh loét dạ dày
Nizatidine được sử dụng để điều trị loét dạ dày và ruột và ngăn ngừa tái phát sau khi chúng đã lành

2. Cách sử dụng thuốc Nizatidine

Dùng thuốc Nizatidine bằng đường uống cùng hoặc không cùng với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường một hoặc hai lần một ngày. Nếu bạn đang dùng với liều một lần mỗi ngày, nó thường được dùng ngay trước khi đi ngủ. Nếu bạn đang sử dụng dạng lỏng của thuốc Nizatidine, hãy đo liều cẩn thận bằng dụng cụ/thìa đo đặc biệt.

Liều lượng thuốc và thời gian điều trị bằng Nizatidine được tính dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị. Trong một số trường hợp cần thiết, có thể dùng thuốc kháng axit cùng với thuốc này.

Sử dụng thuốc Nizatidine thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ ​​nó. Để giúp bạn ghi nhớ sử dụng thuốc, hãy dùng nó vào cùng (các) thời điểm mỗi ngày. Không tăng liều hoặc sử dụng thuốc Nizatidine thường xuyên hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định của bác sĩ. Tiếp tục dùng thuốc trong thời gian điều trị được chỉ định ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Thay đổi lối sống như giảm căng thẳng, ngừng hút thuốc, hạn chế rượu và thay đổi chế độ ăn uống (như tránh caffeine và một số loại gia vị) có thể giúp thuốc Nizatidine hoạt động tốt hơn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để biết về những thay đổi lối sống có thể có lợi cho bạn.

Các xét nghiệm như nội soi, kiểm tra chức năng thận có thể được thực hiện định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bạn hoặc kiểm tra các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng Nizatidine.

Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu nó xấu đi sau khi điều trị bằng Nizatidine.

Đối với những người bị loãng xương, bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục thì cần biết một số thuốc có lợi cũng như gây hại cho xương. Việc sử dụng tùy tiện các loại thuốc thường gặp, uống thuốc không kê đơn đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
Dùng thuốc Nizatidine bằng đường uống cùng hoặc không cùng với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ

3. Phản ứng phụ của thuốc Nizatidine

Trong quá trình sử dụng Nizatidine, bạn có thể cảm thấy nhức đầu hoặc tiêu chảy. Nếu một trong những tác dụng này vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời.

Hãy nhớ rằng bác sĩ đã kê cho bạn loại thuốc này vì họ đã đánh giá rằng lợi ích thuốc mang lại cho bạn lớn hơn nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng thuốc Nizatidine mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra.

Hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào của thuốc Nizatidine, bao gồm: Buồn nôn/nôn không ngừng, chán ăn, đau dạ dày/đau bụng, vàng mắt/vàng da, nước tiểu sẫm màu, lú lẫn, sưng/đau vú ở nam giới, dễ bị bầm tím/chảy máu, có dấu hiệu nhiễm trùng (như đau họng không khỏi, sốt, ớn lạnh), tim đập nhanh/đập mạnh, mệt mỏi bất thường.

Một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc Nizatidine rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: Phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), khó thở, chóng mặt, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức.

Dưới đây là các tác dụng phụ của thuốc Nizatidine theo khả năng xảy ra.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Nizatidine gồm có:

  • Buồn ngủ

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Nizatidine gồm có:

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Nizatidine gồm có:

  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Sự hoang mang
  • Nhịp tim chậm
  • Co thắt phế quản
  • Viêm da do dị ứng
  • Sốt
  • Phát ban trên da
  • Phù mạch
  • Tim đập nhanh

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc Nizatidine. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng phụ khác của thuốc Nizatidine không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức để biết cách xử lý kịp thời.

Buồn ngủ là một trong các phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Spritam
Buồn ngủ là một tác dụng phụ thường gặp của thuốc Nizatidine

4. Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Nizatidine

Trước khi dùng nizatidine, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với loại thuốc này hoặc các thuốc chẹn H2 khác (cimetidine, famotidine, ranitidine) và bất kỳ dị ứng nào khác nếu có. Sản phẩm Nizatidine có thể chứa các thành phần không có tác dụng, chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.

Trước khi sử dụng thuốc Nizatidine, hãy cho bác sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: Các vấn đề về hệ thống miễn dịch, các vấn đề về thận, các vấn đề về gan, một số bệnh phổi (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD), các vấn đề dạ dày khác (chẳng hạn như khối u).

Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu cho thấy một tình trạng nghiêm trọng hơn. Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng như: Ợ chua kèm theo choáng váng/đổ mồ hôi/chóng mặt, đau ngực/hàm/cánh tay/vai (đặc biệt là khó thở, đổ mồ hôi bất thường), sụt cân không rõ nguyên nhân.

Trước khi phẫu thuật, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn về việc bạn đang điều trị bằng thuốc Nizatidine.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, chỉ nên sử dụng thuốc Nizatidine khi thật cần thiết. Thảo luận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích thuốc Nizatidine mang lại cho bạn. Thuốc Nizatidine đi vào sữa mẹ, do đó phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Tương tác của thuốc Nizatidine

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Nizatidine hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa/không kê đơn và các sản phẩm thảo dược. Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình sử dụng Nizatidine, mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Một số loại thuốc, sản phẩm cần axit dạ dày để cơ thể có thể hấp thụ chúng đúng cách. Nizatidine làm giảm axit trong dạ dày, vì vậy nó có thể thay đổi mức độ hoạt động của các loại thuốc, sản phẩm này. Một số loại thuốc bị ảnh hưởng bao gồm atazanavir, dasatinib, delavirdine, một số thuốc kháng nấm azole (chẳng hạn như itraconazole, ketoconazole), pazopanib, và một số loại thuốc khác.

Không dùng thuốc Nizatidine với các sản phẩm khác có chứa nizatidine hoặc các thuốc chẹn H2 khác (cimetidine, famotidine, ranitidine).

Thuốc Nizatidine có thể can thiệp vào một số xét nghiệm bao gồm một số xét nghiệm protein trong nước tiểu, có thể gây ra kết quả xét nghiệm sai. Đảm bảo rằng nhân viên phòng thí nghiệm và tất cả các bác sĩ của bạn biết bạn sử dụng thuốc Nizatidine.

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Rapamune hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng
Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Nizatidine hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ

6. Làm gì khi sử dụng quá liều hoặc quên dùng thuốc Nizatidine?

Nếu bạn hoặc ai đó đã sử dụng quá liều thuốc Nizatidine và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.

Nếu bạn bỏ lỡ một liều Nizatidine, hãy dùng nó ngay khi bạn nhớ ra. Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều thuốc đã quên. Sử dụng liều thuốc Nizatidine của bạn vào thời điểm bình thường, đừng dùng gấp đôi liều thông thường.

7. Cách lưu trữ thuốc Nizatidine

Bảo quản thuốc Nizatidine trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh khỏi ánh sáng và hơi ẩm, không lưu trữ trong phòng tắm, để thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Vứt bỏ thuốc Nizatidine một cách thích hợp khi hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan