Thuốc xịt hít trong kiểm soát hen phế quản

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ lâm sàng Nguyễn Lê Trang - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh hen ảnh hưởng tới khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới. Hen là một vấn đề sức khỏe toàn cầu có thể xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ tăng ở nhiều nước đang phát triển. Hai nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị và kiểm soát hen phế quản là corticoid chống viêm và thuốc giãn phế quản.

1. Dùng thuốc xịt hít kiểm soát hen phế quản trong trường hợp nào?

Trong kiểm soát hen phế quản, thuốc có thể được dùng đường uống, khí dung, thậm chí đường tiêm nhưng phổ biến, thuận tiện và hiệu quả vẫn là dùng thiết bị xịt/ hít. Dạng thuốc này nhìn chung có thể dùng trong hai trường hợp: để cắt cơn hen hoặc để kiểm soát, dự phòng.

  • Cắt cơn hen: thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng khi cơn hen xảy ra (như ho, khò khè, khó thở, đau, căng tức ngực).
  • Kiểm soát/ dự phòng hen: thuốc được sử dụng thường quy trong thời gian dài để điều trị triệu chứng và tránh các cơn hen xảy ra.

2. Ưu điểm của thuốc xịt hít trong quản lý bệnh hen phế quản

Thuốc xịt hít là dạng đưa thuốc ở dạng hóa hơi (aerosolized) vào thẳng đường hô hấp qua miệng do đó tạo ra tác dụng nhanh hơn thuốc uống hoặc khí dung. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc cắt cơn hen. Thuốc được phân phối qua đường hô hấp đến phổi nhờ đó giảm nhiều tác dụng phụ của đường toàn thân. Phổi cũng là đích tác dụng của thuốc nên liều thuốc cần điều trị nhỏ hơn so với đường dùng khác của cùng hoạt chất.

Thiết bị xịt hít đa phần được thiết kế nhỏ gọn, thích hợp cầm tay và mang theo bên người, đồng thời thiết kế để chứa đa liều. Cơn hen phế quản có thể xảy ra bất kỳ khi nào do đó việc có thể mang theo mọi lúc mọi nơi là một ưu điểm rất lớn của thuốc dạng xịt hít.

3. Sử dụng đúng thuốc xịt hít

thuật các dụng cụ xịt hít. Trẻ em, người cao tuổi, người kém nhận thức hoặc gặp vấn đề về tâm lý tâm thần có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo tuân thủ và dùng thuốc đúng kỹ thuật. Các dạng bình xịt hít khác nhau lại yêu cầu kỹ thuật dùng khác nhau. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn thực hiện của nhân viên y tế.

3.1 Bình xịt định liều - MDI- metered- dose inhaler

Là thiết bị phun hít cầm tay dùng chất đẩy để đưa thuốc dạng lỏng hóa hơi vào miệng. Ví dụ Ventolin Inhaler

Bình xịt định liều - MDI- metered- dose inhaler

  • Các bước thực hiện:

Bước 1: Lắc bình

Bước 2: Mở nắp

Bước 3 Thở ra từ từ, sâu để làm rỗng phổi

Bước 4: Ngậm kín miệng bình

Bước 5: Hít vào sâu, chậm, đều và ấn bình xịt để thuốc đi vào

Bước 6: Nín thở 6-10 giây, sau đó thở ra bình thường

Lặp lại từ bước 3 đến bước 6 nếu cần dùng thêm 1 liều. Sau đó đóng nắp dụng cụ. Súc miệng bằng nước muối ấm nếu thuốc có thành phần corticoid để giảm nguy cơ nhiễm nấm miệng.

3.2 Bình hít bột khô – DPI – dry powder inhaler

Là thiết bị dùng lực hít thở của người bệnh để đưa thuốc dạng bột micro hóa vào miệng.

Hướng dẫn với loại bình hít bột khô Turbuhaler (Ví dụ Symbicort)

Bình hít bột khô – DPI – dry powder inhaler

  • Các bước thực hiện:

Bước 1: Vặn mở nắp bình thuốc

Bước 2: Nạp thuốc (thuốc đã có sẵn trong bình), vặn đế bình sang phải hết cỡ rồi thả tay để đế quay sang trái cho đến khi có tiếng “cạch” tương đương với việc nạp được 1 liều thuốc.

Bước 3: Thở ra từ từ, nhẹ nhàng, sâu

Bước 4: Ngậm kín đầu ống

Bước 5: Hít nhanh, sâu.

  1. Nín thở 10 giây. Đậy nắp thuốc.

Có thể nhìn số liều còn lại ở cửa sổ bình thuốc. Súc miệng bằng nước muối ấm nếu thuốc có thành phần corticoid để giảm nguy cơ nhiễm nấm miệng.

3.3 Hướng dẫn với loại bình hít bột khô Handihaler (ví dụ Spiriva Handihaler)

Hướng dẫn với loại bình hít bột khô Handihaler

  • Các bước thực hiện:

Bước 1: Vặn mở nắp bình thuốc

Bước 2: Nạp viên thuốc (thuốc không có sẵn trong bình) vào

Bước 3: Đóng nắp đến khi nghe tiếng “cạch”

Bước 4: Bấm nút để “ép” thuốc giải phóng

Bước 5: Thở ra hết cỡ

Bước 6: Hít sâu, dài. Sau đó nín thở 10 giây

Bước 7: Bỏ thuốc, rửa bình, đóng nắp.

3.4 Bình hít hạt mịn – SMI – soft mist inhaler

Là thiết bị không dùng chất đẩy, không cần lực hít thở mạnh của người bệnh, đưa thuốc dạng sương mù với tỷ lệ hạt có kích thước nhỏ cao thông qua một hệ thống đẩy lò xo (ví dụ Spiriva Respimat)

Bình hít hạt mịn – SMI – soft mist inhaler

Trong lần đầu sử dụng, cần có thêm 1 số thao tác chuẩn bị so với các lần dùng thường quy từ lần thứ 2 trở đi. Bước 1: Tháo đế. Giữ phần nắp vẫn đóng. Ấn vào chốt và kéo đế raBước 2: Đưa đầu nhỏ hơn của lọ thuốc vào bình xịt. Đặt bình trên nền cứng và ấn xuống cho đến khi có tiếng tách. Bước 3: Đóng đế trở lại cho đến khi có tiếng cạch. Bước 4: Giữ nắp đóng. Xoay đế theo chiều mũi tên cho đến khi có tiếng cạch.Bước 5: Mở nắp hoàn toànBước 6: Ấn vào nút giải phóng thuốc. Đóng nắp. Lặp lại bước 4-6 cho đến khi nhìn thấy phần phun sương. Sau đó lặp lại thêm 3 lần.Kể từ lần dùng thứ 2, làm bước 4 và 5. Sau đó:

  • Thở ra hết và từ từ
  • Ngậm miệng vào đầu bình, không được trùm lỗ khí
  • Hít vào sâu, chậm đồng thời ấn vào nút giải phóng thuốc và tiếp tục hít vào.
  • Nín thở 10 giây
  • Lặp lại từ bước 4 cho đủ liều hướng dẫn.

Tại Vinmec hiện đang triển khai gói Tầm soát Hen phế quản, Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thể trực tiếp đến hệ thống trên toàn quốc, hoặc liên hệ thông qua số hotline TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan