Vai trò của thuốc Acetazolamide trong điều trị bệnh lý về mắt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Linh - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Acetazolamid là một trong các thuốc được sử dụng để làm giảm nhãn áp, điều trị bệnh Glocom.

1. Bệnh Glocom ở mắt là gì?

Bệnh Glocom là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính, biểu hiện đặc trưng bởi tổn hại thị trường, lõm teo đĩa thị và liên quan đến tình trạng nhãn áp cao.

Glocom có nhiều cách phân loại, hiện ở Việt Nam thường phân loại thành:

Glocom nguyên phát (được quan tâm nhiều nhất), bao gồm:

  • Glocom góc đóng nguyên phát (hay gặp ở Việt Nam).
  • Glocom góc mở nguyên phát.

Glocom thứ phát: xuất hiện sau những rối loạn tại mắt và toàn thân, như glocom do chấn thương, do viêm màng bồ đào, do bệnh lý của thể thuỷ tinh,...

Glocom nguy hiểm ở chỗ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sẽ không có thuốc điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật nào phục hồi lại được những tổn thương mà glocom đã gây ra. Người mắc bệnh có thể bị mù lòa.

Bệnh Glocom ở mắt
Bệnh Glocom ở mắt là bệnh lý nhãn khoa làm tăng nhãn áp quá giới hạn bình thường

2. Acetazolamid 250mg là thuốc gì?

Acetazolamid là chất ức chế carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, làm giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực, vì vậy, Acetazolamid làm giảm sản xuất thủy dịch và có tác dụng hạ nhãn áp, ứng dụng trong điều trị Glocom góc đóng, Glocom góc mở...

Acetazolamid từng được dùng làm thuốc lợi niệu, nhưng hiệu lực giảm dần khi tiếp tục sử dụng nên phần lớn đã được thay thế bằng các thuốc khác như thiazid hoặc furosemid.

3. Liều dùng Acetazolamide trong điều trị bệnh lý về mắt

  • Đối với bệnh Glocom góc mở, người lớn cần uống 1-4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên ở liều khởi phát và lượng ít hơn khi uống ở liều duy trì. Trẻ em uống 3 lần/ngày, liều lượng được tính toán cụ thể dựa trên số cân nặng của từng trẻ.
  • Đối với bệnh Glocom thứ phát hoặc dùng thuốc với mục đích dự phòng trước phẫu thuật nhãn khoa thì uống 1 viên mỗi 4 giờ.
Acetazolamid 250mg
Acetazolamid là thuốc có công dụng làm giảm nhãn áp

4. Chống chỉ định Acetazolamid

Acetazolamid không được sử dụng trên những đối tượng sau:

  • Người nhạy cảm với những thành phần có trong thuốc.
  • Phụ nữ mang thai
  • Người không có khả năng dung nạp Lactose
  • Người mắc những bệnh lý suy gan, suy thận mức độ nặng, nhất là bệnh lý xơ gan.
  • Người bị hạ Kali, Natri máu cũng như rối loạn cân bằng điện giải.

5. Tác dụng phụ của Acetazolamid

Một số tác dụng phụ của thuốc Acetazolamid mà người sử dụng cần biết trước khi dùng thuốc,bao gồm:

Khi gặp những tác dụng phụ này thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ điều trị để trình bày những triệu chứng trên để được điều chỉnh liều thuốc hoặc có chỉ định ngưng thuốc trong trường hợp cần thiết.

Mệt mỏi
Sử dụng Acetazolamid có thể gây đau đầu mệt mỏi

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Acetazolamid

Mặc dù có công dụng trong việc điều trị bệnh Glocom ở mắt hiệu quả cũng như những bệnh lý khác nhưng khi sử dụng Acetazolamid cũng cần thận trọng, nhất là với những đối tượng như:

  • Người lớn tuổi
  • Người mắc bệnh lý đường hô hấp
  • Người bị nhiễm toan chuyển hóa
  • Người mắc bệnh lý đái tháo đường
  • Người thường xuyên lái xe, vận hành máy móc: vì thuốc có tác dụng phụ là gây hoa mắt, rối loạn thị giác, cận thị... nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của những đối tượng này trong thời gian họ làm việc.
  • Thận trọng khi sử dụng cho những phụ nữ có thai và cho con bú, cần hỏi ý kiến Bác sĩ về vấn đề dùng thuốc.

Thuốc Acetazolamid có khả năng tương tác với những nhóm thuốc như lợi tiểu, Corticosteroid, Corticotropin, Amphotericin B, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ngủ Barbiturat, Carbamazepin, Phenytoin, Methenamin, Glycosid trợ tim nên cần thận trọng khi sử dụng, tránh gây ra những tình trạng như hạ Kali máu, tăng độc tính trong cơ thể.

Acetazolamid có công dụng điều trị trong nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là trong bệnh Glocom ở mắt. Thuốc cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng vì sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Khám mắt
Khám chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Vinmec

Để đáp ứng nhu cầu khám sàng lọc bệnh lý về mắt của người bệnh, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec hiện có cung cấp Gói Glôcôm giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Hiện tại, Vinmec đang triển khai 2 gói khám, điều trị Glôcôm gồm: Gói khám phát hiện sớm Glôcôm và Gói phẫu thuật cắt bè củng giác mạc giúp:

  • Khám mắt toàn diện và chỉ định phẫu thuật (nếu có) bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
  • Tư vấn thuốc, thực phẩm, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật..
  • Khám gây mê hồi sức đánh giá tình trạng toàn thân của người bệnh trước phẫu thuật.
  • Giải thích tiên lượng phẫu thuật

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán glocom

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan