Thông tin giới thiệu dưới đây dành cho các cán bộ y tế dùng để tra cứu, sử dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định/ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nội dung được trích từ Sổ tay sử dụng thuốc Vinmec 2019 do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec biên soạn, Nhà xuất bản Y học ấn hành tháng 9/2019. Sách được bán tại Nhà thuốc, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), giá bìa 220.000 VNĐ/cuốn.

Dạng bào chế - biệt dược

Dung dịch tiêm: Diaphyllin 4,8%/5 ml (240 mg/5 ml).

Nhóm thuốc – Tác dụng

Thuốc giãn phế quản.

Chỉ định

Hen phế quản, COPD.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Thận trọng

Loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, loạn nhịp tim, suy tim sung huyết, rối loạn chức năng tuyến giáp, phù phổi, suy hô hấp nặng, co giật, nhiễm trùng suy đa tạng, hút thuốc, động kinh.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, đau đầu, mất ngủ, kích ứng, bồn chồn, run giật cơ, tim đập nhanh. Hiếm gặp: Co giật, loạn nhịp tim, viêm da dị ứng, đột tử.

Liều và cách dùng

Dùng cân nặng lý tưởng để tính liều cho người bệnh béo phì. Điều chỉnh liều theo đáp ứng, duy trì nồng độ thuốc trong máu 10 - 20 mg/lít.

Người lớn: Với người bệnh chưa được dùng Aminophyllin trước đó.

- Liều tải: 5 mg/kg, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm trong 30 phút.

- Liều duy trì: 0,5 mg/kg/giờ (không quá 20 mg/giờ) truyền tĩnh mạch liên tục.

Trẻ em: Với người bệnh chưa được dùng Aminophyllin trước đó.

- Liều tải: 5 - 10 mg/kg, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm trong 20 phút.

- Liều duy trì: 1 mg/kg/giờ, không quá 20 mg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.

Cách dùng:

- Tiêm tĩnh mạch chậm trực tiếp không pha loãng (dùng bơm tiêm điện).

- Truyền tĩnh mạch (ưu tiên): Pha loãng trong NaCl 0,9% hoặc glucose 5%.

Chú ý khi sử dụng

Nên theo dõi nồng độ thuốc trong máu.

Phụ nữ có thai: C (FDA)(*), A (TGA)(**)

Phụ nữ cho con bú: An toàn.

Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.

(*) Nhóm C theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ trên thai nhi (quái thai, thai chết hoặc các tác động khác) nhưng không có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.

(**) Nhóm D theo phân loại của TGA: Thuốc gây ra hoặc có thể gây ra dị tật hoặc những tổn thương không phục hồi trên thai nhi người.

Tài liệu tham khảo

AMH, Micromedex, Uptodate, Injectable drug guide, Renal drug handbook.

Chủ đề: