Ai không nên ăn gan lợn?

Trong gan lợn có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển cơ thể, tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc ăn gan có độc không hay ăn nhiều gan có tốt không. Gan tuy có giá trị dinh dưỡng khá cao nhưng với một số đối tượng thì việc ăn gan lại không tốt hay việc ăn quá nhiều cũng không được khuyến khích.

1. Ăn gan có tác dụng gì?

Trong gan có giá trị dinh dưỡng cao, gan chứa hàm lượng các chất cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể như vitamin A, các loại vitamin nhóm B, D, đạm, acid folic ( B9), sắt, ngoài ra còn chứa một số loại men tiêu hóa...

Với giá trị dinh dưỡng như vậy, việc ăn gan có thể giúp phòng ngừa hay điều trị thiếu máu, suy nhược... Không chỉ vậy, trong gan có hàm lượng vitamin A rất cao hơn hẳn so với các loại thịt, cá, trứng, sữa... Từ đó có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị quáng gà, giúp sáng mắt, ngăn ngừa khô mắt, phòng tránh mỏi mắt, còi xương...

Nhiều người lo lắng việc sử dụng gan sẽ tàn dư nhiều độc tố gây hại cho cơ thể, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Bởi gan là nhà máy giúp cơ thể động vật thải các chất độc, cho nên khi các chất độc sẽ đi qua gan và được chuyển hóa, phân hủy và đào thải ra bên ngoài.

Cho nên, việc ăn gan đúng cách không gây hại cho cơ thể mà ngược lại còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể.

2. Ai không nên ăn gan lợn?

Gan có những lợi ích đối với cơ thể, nhưng không phải đối tượng nào cũng nên ăn gan. Bởi ngoài dưỡng chất có trong gan thì trong gan nói riêng và nội tạng động vật nói chung còn chứa một lượng lớn chất béo không tối cho cơ thể. Cho nên người mắc bệnh một số bệnh sau thì không nên ăn gan:

  • Người mắc bệnh tăng mỡ máu

Hàm lượng chất béo trong gan, đặc biệt là gan lợn là rất lớn do đó những người mắc bệnh mỡ máu cao nếu ăn gan sẽ làm nồng độ mỡ trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn. Điều này làm cho tình trạng mỡ máu khó kiểm soát hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp...

  • Người mắc bệnh về gan

Những người mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan... không nên ăn gan. Bởi vì tế bào gan không tốt sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan rất giàu dinh dưỡng và đặc biệt hầm lượng chất béo cao sẽ khiến gan phải tăng cường hoạt động. Điều này với những người bình thường thì không sao nhưng với những người chức năng gan suy giảm thì không nên.

Ăn nhiều gan có tốt không là thắc mắc của không ít người
Ăn nhiều gan có tốt không là thắc mắc của không ít người
  • Người bị huyết áp cao

Lượng cholesterol cao trong gan góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, bệnh tim mạch... cho nên gan không được khuyến cáo ở những người tăng huyết áp.

  • Người mắc bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh của rối loạn chuyển hóa chất đạm làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến acid uric dư thừa lắng đọng vào khớp gây đau. Do đó, những người bị gout cần hạn chế đạm có gốc purin như phủ tạng động vật. Trong đó có gan là đồ ăn có chứa nhiều đạm gốc purin nên người mắc bệnh gout không nên ăn gan.

  • Những người nguy cơ thừa vitamin A

Những người có chế độ ăn uống giàu chất vitamin A thì nên hạn chế ăn gan, bởi trong gan có chứa hàm lượng vitamin A rất lớn mà việc thừa vitamin A có nguy cơ gây ra độc cho cơ thể. Bổ sung một lượng vừa đủ giúp cho sự phát triển cơ thể nhưng nếu như thừa thì cũng rất nguy hiểm, nếu thừa nhiều còn có nguy cơ tử vong.

  • Phụ nữ mang thai

Nên tránh ăn gan khi bạn mang thai, bởi gan động vật chứa nhiều vitamin A nếu sử dụng nhiều có thể gây dị tật thai nhi. Ngoài ra, cũng nên tránh các loại thuốc hay bổ sung vitamin A nhiều vì nguy cơ dị tật thai nhi.

3. Lưu ý khi ăn gan lợn

Một số lưu ý khi ăn để tăng giá trị của gan bao gồm:

  • Không nên ăn quá nhiều gan, bởi gan có hàm lượng cholesterol cao nên nguy cơ bị tăng mỡ máu nếu ăn nhiều. Cho nên nếu bạn thắc mắc ăn nhiều gan có tốt không, thì câu trả lời là không. Gan sẽ tốt khi bạn ăn vừa đủ, nhiều nhất là 2 lần mỗi tuần.
  • Lựa chọn gan như thế nào cũng rất quan trọng, tránh những lá gan đã bị hỏng thì nên chọn loại có màu sáng, không quá thâm hay có đốm trắng, vàng...
  • Không ăn gan chưa qua chế biến và cần sơ chế kỹ, nấu chín để tránh nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn do gan bị bệnh.
  • Một số kiêng kỵ khi nấu gan nên tránh như: Tránh gan động vật kết hợp với gỏi cá, rau cần hay carot...Làm mất tác dụng của các loại rau củ hay tăng nguy cơ gây bệnh.

Như vậy, một số người mắc bệnh mỡ máu, huyết áp, phụ nữ có thai, bệnh gout... thì hạn chế hoặc không nên ăn gan để tránh những tác động không tốt đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Maxkei
    Công dụng thuốc Maxkei

    Thuốc Maxkei có thành phần hoạt chất chính là Biphenyl dimethyl dicarboxylat với hàm lượng 25mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm ...

    Đọc thêm
  • hexyltab
    Công dụng thuốc Hexyltab

    Thuốc Hexyltab được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là Biphenyl - dimethyl - dicarboxylate. Thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh về gan.

    Đọc thêm
  • Vitaphol
    Công dụng thuốc Vitaphol

    Thuốc Vitaphol được bào chế dưới dạng viên nang mềm, có thành phần chính là L-ornithin L-aspartat. Vitaphol là thuốc không kê đơn (OTC), được dùng để điều trị bệnh não gan và tăng amoniac máu. Thuốc Vitaphol được nghiên ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Aximaron
    Công dụng thuốc Timihepatic

    Thuốc Timihepatic có thành phần chính là Biphenyl dimethyl dicaarboxylat, thường được sử dụng trong điều trị viêm gan, gan nhiễm mỡ, ... Hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Timihepatic trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Ladinex
    Công dụng thuốc Ladinex

    Thuốc Ladinex được sử dụng chống nấm chống vi rút. Trước khi sử dụng thuốc nên hỏi kỹ thông tin từ bác sĩ hay chuyên gia để có thể được tư vấn hỗ trợ cụ thể về sản phẩm. Sau ...

    Đọc thêm