Các giai đoạn và đặc điểm của bệnh thận đái tháo đường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy - Bác sĩ Nội thận – Lọc máu – Ghép thận - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh thận nội khoa, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, sàng lọc trước ghép thận và theo dõi sau ghép.

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng mạn tính có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ trong thận. Những người mắc bệnh đái tháo đường lâu năm có các yếu tố như mỡ máu, tăng huyết áp, hút thuốc lá, lười vận động, béo phì... đều là đối tượng có nguy cơ biến chứng thận đái tháo đường.

1. Các giai đoạn của thận đái tháo đường

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, lượng đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian dài sẽ sinh ra các chất oxy hóa có khả năng làm tổn thương các mao mạch ở cầu thận. Đặc biệt, lượng đường trong máu cao quá mức, sẽ khiến cho thận phải hoạt động vượt quá khả năng cho phép, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các lỗ lọc to hơn, protein bị lọt ra ngoài và gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho thận dần bị xơ hóa và mất hoàn toàn các chức năng. Người bệnh lúc này buộc phải sử dụng phương pháp ghép thận hoặc chạy thận để kéo dài sự sống.

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận giai đoạn cuối, phương pháp điều trị giúp duy trì sự sống lúc này là lọc thận, ghép thận. Ngoài ra, bệnh thận đái tháo đường cũng thường đi kèm với các bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh động mạch do đái tháo đường làm gia tăng các biến cố tim mạch và khiến người bệnh gặp phải các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Hiện nay, tỷ lệ lưu hành của bệnh thận đái tháo đường trên khoảng 40%.

Bệnh thận đái tháo đường sẽ tiến triển theo thời gian, đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1 sẽ chưa có biến chứng lúc mới phát bệnh, chỉ khi người bệnh không điều trị đúng phương pháp và đầy đủ thì sau khoảng 20 năm sẽ có đến 40% bệnh nhân gặp phải biến chứng ở thận. Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 thì có khả năng có albumin niệu ngay lúc mới chẩn đoán hoặc sau đó, vậy nên nếu không được điều trị tích cực thì khoảng 20% trường hợp có biến chứng thận đái tháo đường ngay.

Về mặt bệnh học, bệnh thận đái tháo đường có 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thận bị tăng kích thước vì lượng đường huyết tăng cao và lượng máu đến thận tăng.
  • Giai đoạn 2: Bắt đầu những thay đổi mô học ở cầu thận và người bệnh lúc này chưa có triệu chứng rõ trên lâm sàng.
  • Giai đoạn 3: Bệnh thận đái tháo đường diễn tiến nặng hơn, có khoảng 40% bệnh nhân tiến đến bệnh thận rõ trên lâm sàng.
  • Giai đoạn 4: Biểu hiện của bệnh thận đái tháo đường thể hiện rõ trên lâm sàng. Người bệnh sẽ tiểu đạm, albumin có trong nước tiểu 24 giờ > 300mg. Suy giảm chức năng lọc của thận, đồng thời huyết áp bắt đầu tăng.
  • Giai đoạn 5: Bước vào bệnh thận giai đoạn cuối, cần phải lọc thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.

2. Đặc điểm bệnh đái tháo đường qua từng giai đoạn

Thận đái tháo đường
Đặc điểm bệnh thận đái tháo đường qua từng giai đoạn sẽ khác nhau

Đặc điểm bệnh thận đái tháo đường qua từng giai đoạn sẽ khác nhau, tuy nhiên, nếu người bệnh có được phác đồ điều trị tốt thì tình trạng bệnh có thể được cải thiện:

  • Giai đoạn 1: Tăng chức năng và phì đại, tăng lọc cầu thận, độ lọc cầu thận tăng trong đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Bài suất albumin niệu giai đoạn này có thể tăng.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn yên lặng. Dày màng đáy, tăng sinh lớp trung mô cầu thận. Độ lọc cầu thận bình thường. Bài suất albumin niệu đái tháo đường type 1 bình thường. Bài suất albumin niệu tháo đường type 2 từ <30mg - 300 mg/ngày. Thời gian trong 5 năm đầu tiên.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn tiềm ẩn. Albumin niệu, ĐLCT bắt đầu giảm. Bài suất albumin niệu 30-300mg/ngày. Thời gian từ 5 - 15 năm.
  • Giai đoạn 4: Bệnh thận lâm sàng. Protein niệu, ĐLCT dưới mức bình thường. Bài suất albumin niệu>300mg/ngày, tăng huyết áp, thời gian 15-25 năm.
  • Giai đoạn 5: Hội chứng urê huyết cao, Bệnh thận giai đoạn cuối. Bài suất albumin niệu 0-10 ml/phút, thời gian từ 25-30 năm.

Bệnh thận đái tháo đường mặc dù ban đầu thường có những biểu hiện rất mờ nhạt, tuy nhiên càng về sau thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng lâm sàng rõ rệt (triệu chứng của suy thận mạn) như:

  • Ngứa ngáy, da xanh xao, người mệt mỏi
  • Phù bàn chân, cẳng chân
  • Phù mặt
  • Tiểu nhiều lần trong đêm
  • Thường xuyên bị tụt đường huyết
  • Buồn nôn, chán ăn
  • Nước tiểu sủi bọt
  • Huyết áp tăng cao

Để giúp bệnh nhân đái tháo đường dễ dàng tầm soát bệnh, kịp thời có phương án điều trị, ngăn ngừa biến chứng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã áp dụng kỹ thuật xét nghiệm mới L-FABP cho phép chẩn đoán sớm các mức độ tổn thương ở thận và xác định rối loạn vi tuần hoàn cấp ở ống thận. Đây là một dấu ấn sinh học mới phản ánh tình trạng nghiêm trọng của ống lượn trước khi có các dấu hiệu trên mô từ đó, bác sĩ có thể kịp thời điều trị. Với kỹ thuật này, người bệnh chỉ cần lấy nước tiểu xét nghiệm bất cứ thời gian nào trong ngày và sẽ cho kết quả chính xác sau 30 phút. Tính đến thời điểm hiện tại, Vinmec tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật xét nghiệm này theo công nghệ Nhật Bản trên máy xét nghiệm AU680 tự động hiện đại.

Thận đái tháo đường
Kỹ thuật xét nghiệm mới L-FABP được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

6.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường
    Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường loại 2 như thế nào?

    Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường là phương pháp hỗ trợ điều trị được rất nhiều các chuyên gia sức khỏe khuyến khích bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Cùng tìm hiểu nội ...

    Đọc thêm
  • indform 500
    Công dụng thuốc Indform 500

    Thuốc Indform 500 thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố, được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc Insulin) khi đã thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và ...

    Đọc thêm
  • thuốc Byetta
    Công dụng của thuốc Byetta

    Bệnh đái tháo đường type II là căn bệnh mãn tính vô cùng phổ biến trong dân số ngày nay. Theo đó các thuốc điều trị đái tháo đường cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh các thuốc ...

    Đọc thêm
  • Carminal 80mg
    Công dụng thuốc Carminal 80mg

    Các thuốc chẹn thụ thể AT1 của Angiotensin II được sử dụng rất phổ biến khi điều trị tăng huyết áp, trong đó hay gặp hoạt chất Telmisartan. Hoạt chất này có nhiều tên thương mại khác nhau, trong đó ...

    Đọc thêm
  • Loraar 25
    Công dụng thuốc Loraar 25

    Loraar 25 là thuốc kê đơn, chứa hoạt chất chính là Losartan kali, hàm lượng 25mg, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói trong hộp 3 vỉ hoặc 10 vỉ, 30 viên. Thuốc điều trị bệnh lý tăng ...

    Đọc thêm