......

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy mãn tính

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để điều trị dứt điểm bệnh tiêu chảy mạn tính, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh tiêu chảy mạn tính cần nắm rõ chế độ ăn thích hợp, đúng để đạt hiệu quả điều trị tiêu chảy mạn tính tốt nhất.

1. Người bệnh tiêu chảy mạn tính nên ăn gì?

Khi người bệnh có dấu hiệu đi đại tiện phân lỏng hoặc nhão không thành khuôn 3 lần/ ngày kéo dài trong suốt hơn 2 tuần không có dấu hiệu hồi phục thì có thể đây là dấu hiệu của tiêu chảy mạn tính.

Người bệnh sẽ bị gầy sút cân, thiếu máu, lâu dần trở nên suy dinh dưỡng nếu không được điều trị và bổ sung dinh dưỡng đúng cách. Người bệnh nên sử dụng ccs thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ có giá trị dinh dưỡng cao, hợp khẩu vị, khẩu phần đủ năng lượng. Quan trọng người bệnh nên ăn nhiều hơn bình thường để bù đắp vì bị tiêu chảy.

Một số thực phẩm được khuyên nên dùng đối với người bệnh tiêu chảy mạn tính gồm có:

  • Các thực phẩm đủ nhóm chất bột đường, đạm, lipid, vitamin, khoáng chất
  • Sữa chua được lên men bằng vi khuẩn có lợi, tốt cho quá trình lên men vi khuẩn biến đổi lactose thành acid lactic, giúp người bệnh hấp thu tốt hơn. Sữa chua còn có tác dụng rút ngắn thời gian tiêu chảy, tái lập thăng bằng vi khuẩn
  • Sữa đậu nành có thể được sử dụng thay thế nếu người bệnh kém dung nạp lactose hoặc dị ứng protein sữa bò
  • Thịt gà là thực phẩm dễ tiêu hóa với người bệnh tiêu chảy. bên cạnh đó thịt gà có độ mềm hơn các loại thịt khác, dễ hấp thu ngay cả khi niêm mạc ruột người bệnh bị tổn thương, rút ngắn thời gian tiêu chảy
  • Hoa quả tươi chín như hồng xiêm, chuối, táo ổi chín... cung cấp đầy đủ vitamin, muối khoáng giúp người bệnh tiêu chảy mãn tính dễ ổn định tình trạng
Bổ sung sữa chua cho trẻ dưới 1 tuổi: Những điều cần biết
Sữa chua giúp người bệnh hấp thu tốt hơn

2. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiêu chảy mãn tính được xây dựng như thế nào?

Tổng năng lượng cần cung cấp cho người bệnh tiêu chảy mạn tính là 2.000- 2.400 k calo/ngày. Trong đó đạm (protein): 80g/ngày (1,5-2g/kg/ngày); béo (lipid): 15g/ngày; bột - đường: 400g trở lên; nước, muối: vừa đủ; rau, quả: tươi, chín.

Thực phẩm phải phù hợp tình trạng bệnh lâm sàng. Tốt nhất là chế độ ăn giàu đạm, đủ vitamin, giàu calo. Cũng cần chú ý nếu bệnh nhân có chỉ số ure máu cao thì cần giảm bớt lượng đạm, giàu calo.

3. Thực đơn mẫu cho người bệnh tiêu chảy mạn tính

Ăn uống
Người bệnh tiêu chảy mạn tính nên chia bữa ăn thành nhiều bữa để dễ hấp thu

Người bệnh tiêu chảy mạn tính nên chế biến và phân bố bữa ăn, lựa chọn thức ăn có tính lâu dài, chia bữa ăn thành nhiều bữa để dễ hấp thu.

Người bệnh tiêu chảy có thể tham khảo thực đơn mẫu sau đây:

  • 7 giờ: Sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 20g), bánh quy 100g.
  • 11 giờ: Cháo thịt 500ml (gạo 60g, thịt 80g, dầu 2g), bánh mỳ 50g, táo tây nghiền 150g.
  • 14 giờ: Súp khoai 400ml (khoai tây 200g, cà rốt 100g, đậu quả 100g, trứng gà 30g), bánh mỳ 50g, dầu 2g.
  • 18 giờ: Cháo tim gan 500ml (gạo 60g, tim gan 80g, dầu 2g), sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 20g).

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.800 k calo. Trong đó: đạm 58,08g, chất béo 15,9g; bột - đường 320,85g. Khi bệnh nhân đáp ứng được thì tăng thêm đạm, bột đường, không tăng chất béo

Tùy theo tình trạng tiến triển và phong tục tập quán của từng người bệnh mà có thể thay đổi món ăn đa dạng và phù hợp.

Tuân thủ chế độ ăn đúng là biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh tiêu chảy mạn tính.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

1.2K

Bài viết liên quan
  • Vai trò của chất béo chuỗi trung bình ở bệnh nhân có hội chứng ruột ngắn
    Vai trò của chất béo chuỗi trung bình ở bệnh nhân có hội chứng ruột ngắn

    Chất béo trung tính chuỗi trung bình là các phân tử lipid dễ được hấp thụ và oxy hóa hơn hầu hết các lipid. Đặc tính độc đáo này của chất béo chuỗi trung bình giúp ích trong điều trị ...

    Đọc thêm
  • thuốc Loperaglobe
    Công dụng thuốc Loperaglobe

    Với thành phần chính Loperamide, thuốc Loperaglobe được sử dụng để điều trị bệnh gì và liều lượng nên dùng ra sao. Việc nắm rõ thông tin về thuốc giúp quá trình dùng thuốc đạt được kết quả tốt hơn.

    Đọc thêm
  • thuốc Dicoasmec
    Công dụng thuốc Dicoasmec

    Thuốc Dicoasmec được chỉ định trong điều trị tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mãn tính ở người trưởng thành và trẻ em... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Dicoasmec qua bài viết ...

    Đọc thêm
  • amemodium
    Công dụng thuốc Amemodium

    Thuốc Amemodium có thành phần chính là Loperamide hàm lượng 1mg/5ml, được sử dụng trong điều trị các triệu chứng của tiêu chảy cấp, tiêu chảy mãn tính. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng thuốc Amemodium ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Rocamid
    Công dụng thuốc Rocamid

    Thuốc rocamid có thành phần chính là Loperamid hydroclorid 2 mg, được dùng trong điều trị các triệu chứng của tiêu chảy cấp và mãn tính. Cùng tìm hiểu các chỉ định của thuốc rocamid trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm