Bệnh viêm loét dạ dày điều trị như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em hay bị đau bụng âm ỉ. Sau khi siêu âm và nội soi, bác sĩ chẩn đoán em bị viêm loét dạ dày có cho thuốc uống nhưng em vẫn chưa thấy đỡ. Bác sĩ cho em hỏi, bệnh viêm loét dạ dày điều trị như thế nào?

Nguyễn My (1985)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bệnh viêm loét dạ dày điều trị như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hóa và đang có dấu hiệu gia tăng. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hóa, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

Vì bạn chưa miêu tả rõ tình trạng hiện tại nên bác sĩ chưa thể tư vấn chi tiết cho bạn. Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn theo các chú ý dưới đây:

  • Tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
  • Tăng cường những chất có tác dụng trung hòa acid như: các sản phẩm từ tinh bột: bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì...
  • Nên ăn nhiều các chất đạm dễ tiêu có trong thịt vịt, thịt heo nạc..
  • Bổ sung chất xơ có trong các loại đậu, nên ăn nhiều sữa chua nhưng lưu ý không dùng trong khi đói bụng; sử dụng các thực phẩm hỗ trợ điều trị như: nghệ mật ong...
  • Không nên sử dụng các chất kích thích gây hại đến niêm mạc dạ dày: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chocolate,...
  • Không sử dụng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, không sử dụng thức ăn nhiều gia vị: cay, chua, nóng; không dùng các loại thực phẩm như dưa , cà muối, hành hẹ, cần tây, các loại nước uống có gas...

Nếu bạn còn thắc mắc về viêm loét dạ dày, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

94 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trào ngược dạ dày thực quản
    Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lâu khỏi, nhanh tái phát?

    Trào ngược dạ dày thực quản là để chỉ sự trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Phần lớn những bệnh nhân bị GERD chỉ có triệu chứng nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện nên thường không đi khám ...

    Đọc thêm
  • Ausmezol D
    Công dụng thuốc Ausmezol D

    Thuốc Ausmezol D có thành phần chính là Esomeprazol thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về thành phần, công dụng, giúp người bệnh có thể sử dụng thuốc hiệu quả.

    Đọc thêm
  • Knotaz
    Công dụng thuốc Knotaz

    Knotaz chứa thành phần chính là Pantoprazole, có công dụng trong điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy Knotaz là thuốc gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • zapra
    Công dụng thuốc Zapra

    Zapra thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Thuốc có công dụng, liều lượng và cách sử dụng cụ thể như thế nào? Bạn hãy cùng tham khảo kỹ hơn ở bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Tocalus Tablet
    Công dụng thuốc Tocalus Tablet

    Thuốc Tocalus Tablet có thành phần chính là Trimebutin maleat, đây là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy thuốc Tocalus Tablet có tác dụng gì và cách ...

    Đọc thêm