Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson là một tình trạng tổn thương thoái hóa thần kinh tiến triển với triệu chứng điển hình là chậm vận động, cứng cơ và run khi nghỉ. Bản chất, mức độ nghiêm trọng và tác động của các triệu chứng có thể khác nhau rõ rệt nhưng trong phần lớn trường hợp, bệnh Parkinson thường không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy vậy, tỷ lệ tử vong thường tăng trên nhóm bệnh nhân này nên vấn đề bệnh Parkinson có nguy hiểm không hay bệnh Parkinson có chữa khỏi được không rất được quan tâm khi mới được chẩn đoán.

1. Bệnh Parkinson gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển làm cho mức dopamine giảm xuống. Các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson là chứng run, cứng cơ, di chuyển chậm và mất thăng bằng. Những triệu chứng này có trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson và nặng hơn khi bệnh tiến triển.

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không là tùy vào mức độ bệnh Parkinson ảnh hưởng đến mỗi cá nhân khác nhau. Một số người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson ngay từ khi còn nhỏ và vẫn ở giai đoạn đầu trong nhiều năm. Trong khi những người khác sẽ bỏ qua các giai đoạn ban đầu hoặc nhanh chóng tiến triển thành bệnh Parkinson giai đoạn cuối.

Dù là giai đoạn nào, bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Run khi nghỉ ngơi
  • Giọng nói chậm
  • Cứng các chi
  • Cử động chi kiểu bánh xe răng cưa
  • Tư thế không ổn định gây ra các vấn đề về thăng bằng, dẫn đến tăng nguy cơ té ngã
  • Dáng đi xiêu vẹo
  • Khó nuốt
  • Suy giảm nhận thức
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm hoặc lo lắng
  • Táo bón

2. Bệnh Parkinson giai đoạn cuối như thế nào?

Bất kể mất bao lâu để đến giai đoạn cuối, khi bệnh nhân bệnh Parkinson đến giai đoạn này, các triệu chứng sẽ ngày càng trở nên suy nhược. Theo đó, bệnh nhân mắc bệnh Parkinson ở giai đoạn cuối có rối loạn vận động não và độ cứng có thể nhìn thấy được rõ ràng. Trong hầu hết các trường hợp, các bệnh nhân này luôn cần được hỗ trợ để đi, đứng và di chuyển. Khi đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về tư thế ở lưng, cổ và hông khiến họ sẽ phải ngồi xe lăn và có thể nằm liệt giường.

Trong giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, bệnh nhân cũng sẽ thường gặp các triệu chứng không vận động, có thể bao gồm chứng tiểu không kiểm soát, mất ngủ và mất trí nhớ. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson có thể gây ra ảo giác. Điều này được thấy thường xuyên hơn nếu bệnh nhân cũng bị sa sút trí tuệ.

Do tính chất tiến triển của bệnh Parkinson, các gia đình có thể chỉ biết bệnh Parkinson có nguy hiểm nhưng lại có thể gặp khó khăn không biết khi nào người bệnh cần nhập viện để được can thiệp về mặt y tế. Theo đó, một số dấu hiệu xác định khả năng bệnh nhân bệnh Parkinson cần phải được theo dõi tích cực hơn bao gồm:

  • Khó thở, cả khó thở khi nghỉ ngơi hoặc cần bổ sung oxy khi nghỉ ngơi
  • Tiến triển suy yếu vận động nhanh chóng đến ngồi xe lăn hoặc nằm trên giường
  • Không thể nói thành câu rõ ràng
  • Không có khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà không có sự trợ giúp
  • Không có khả năng tự ăn uống đầy đủ
  • Mắc các biến chứng bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm đường tiểu, loét da do tỳ đè
  • Các bệnh đi kèm tiến triển hơn

3. Nguy cơ tử vong trên các bệnh nhân bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không, mức độ như thế nào và cả nguy cơ tử vong tùy vào từng trường hợp.

Mặc dù các triệu chứng bệnh Parkinson không trực tiếp gây tử vong, chúng làm tăng nguy cơ mắc các yếu tố khác có thể dẫn đến tử vong. Ví dụ, một trong những triệu chứng của bệnh Parkinson là tư thế không ổn định dẫn đến tăng nguy cơ té ngã. Bản thân sự mất ổn định tư thế sẽ không gây tử vong nhưng ngã có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Một ví dụ khác về khả năng tử vong của người bệnh Parkinson là do viêm phổi. Tình trạng nằm liệt trên đường trong thời gian dài, khả năng hít sặc khi ăn uống xảy ra, viêm phổi là vấn đề hô hấp rất thường gặp ở các đối tượng này. Như vậy, các triệu chứng Parkinson có thể làm tăng nguy cơ tử vong về lâu dài trong khi hiện tại các triệu chứng trông có vẻ không gây hại gì cho bản thân người bệnh.

Đây là một điểm khác biệt quan trọng giữa bệnh Parkinson và các bệnh lý khác. Dù vậy, thay vì xem bệnh Parkinson là một bản án tử hình, người bệnh và gia đình nên xem nó như một yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được - giống như cách thường nhìn nhận về chế độ ăn kiêng. Một chế độ ăn uống nghèo nàn sẽ không giết chết cơ thể ngay lập tức, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về sau. Vì vậy, thay vì lo lắng bệnh Parkinson có nguy hiểm không hay bệnh Parkinson có chữa được không, nên nghĩ về bệnh Parkinson theo cách tương tự, rằng nếu kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson tốt, thông qua tập thể dục, dùng thuốc,... khả năng mắc các yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong sẽ cải thiện đáng kể.

4. Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh Parkinson

Nguy cơ té ngã

Bệnh nhân Parkinson thường có nguy cơ té ngã cao hơn do tư thế không ổn định và các triệu chứng khác gây mất thăng bằng của bệnh lý. Điều này gây ra rủi ro lớn cho những người bị bệnh Parkinson, vì té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến thương tích ở những người 65 tuổi trở lên.

Điều quan trọng là phải đề phòng để hạn chế rủi ro té ngã ngay trong nhà, có thể được thực hiện bằng cách mang vớ có độ bám đặc biệt để tránh trượt hoặc lắp tay vịn ở những khu vực có nguy cơ cao như vòi hoa sen hoặc cầu thang. Ngoài ra, gia đình và người chăm sóc cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc đánh giá vật lý trị liệu định kỳ để tăng cường phản xạ giữ thăng bằng và giúp phát triển các chiến lược khác để giữ an toàn, vững chãi khi di chuyển trong nhà.

Nguy cơ viêm phổi

Cụ thể hơn là viêm phổi hít, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho những người bị bệnh Parkinson. Điều này là do hít phải thức ăn hoặc nước uống đi xuống khí quản, mắc kẹt ở đó và gây nhiễm trùng. Nguy cơ viêm phổi sẽ gây nguy hiểm lớn hơn cho những người bị Parkinson nếu có triệu chứng khó nuốt, làm cho thức ăn hoặc chất lỏng đi xuống đường tiêu hóa không đúng cách.

Một cách tuyệt vời để kiểm soát nguy cơ viêm phổi đối với những người bị bệnh Parkinson là thực hiện các bài tập tăng cường dây thanh âm để giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh hay gia đình cũng cần chủ động báo với bác sĩ về bất kỳ tình trạng khó nuốt nào để tìm hiểu xem người bệnh có cần kiểm tra đánh giá chức năng nuốt chính thức hay liệu pháp ngôn ngữ nào hay không, phòng ngừa nguy cơ viêm phổi hít có thể xảy ra trong tương lai.

5. Bệnh Parkinson có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?

Tuổi thọ của một người mắc bệnh Parkinson có thể rất khác nhau dựa trên các lựa chọn biện pháp bảo vệ sức khỏe của người đó, chẳng hạn như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, tiền sử hút thuốc và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, đối với hầu hết những người mắc bệnh Parkinson, miễn là được tập trung vào việc kiểm soát bệnh và đưa ra các lựa chọn lành mạnh, tuổi thọ sẽ không thua kém so với người bình thường.

Người bệnh mắc bệnh Parkinson thường được bác sĩ kê thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, các loại thuốc này nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe như: ảo giác, mệt mỏi, loạn thần...

Do đó, giải pháp sử dụng thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, lành tính trong điều trị bệnh này được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong đó, bộ đôi thảo dược Thiên Ma - Câu Đằng được xem là giải pháp nổi trội giúp cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson. Hai thành phần này đều có mặt trong sản phẩm Vương Lão Kiện.

Theo y học, bệnh Parkinson có nguyên nhân gốc rễ là do quá trình thoái hóa, lão hóa hoặc tổn thương não bộ gây ra rối loạn dẫn truyền thần kinh hay thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh (dopamine). Dược liệu Thiên Ma có tác dụng phục hồi tích cực sự tổn thương của các tế bào thần kinh, thông qua việc điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm stress oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Nhờ đó, cải thảo dược này giúp cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.

Bên cạnh đó, Câu Đằng được ứng dụng trong điều trị bệnh Parkinson đem lại tác động vào gốc rễ hệ thần kinh và không gây tác dụng phụ. Thảo dược này có tác dụng ức chế monoamine oxidase B (MAO-B), nhờ đó gián tiếp làm tăng nồng độ dopamin trong não, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson

Như vậy, sự kết hợp giữa Thiên Ma và Câu Đằng trong Vương Lão Kiện đã đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh Parkinson, giảm thiểu mọi rủi ro liên quan, giúp người bệnh tiếp tục sống một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan