Bóc tách động mạch vành tự phát có nguy hiểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bóc tách động mạch vành là một bệnh tim hiếm gặp thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, khó chẩn đoán và chưa có cách phòng ngừa. Bóc tách động mạch vành tự phát có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào. Bài viết dưới đây cho chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh bóc tách động mạch vành.

1. Bóc tách động mạch vành là gì?

Bóc tách động mạch vành tự phát là một tình trạng khẩn cấp hiếm gặp xảy ra khi một vết rách hình thành trong những mạch máu nuôi tim.

Bóc tách động mạch vành tự phát có thể làm chậm lại hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến tim, gây ra một cơn đau tim, nhịp tim bất thường hoặc tử vong đột ngột. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 30 và 50.

Nguyên nhân gây bóc tách động mạch là do động mạch vành bị rách khiến giảm lưu lượng máu đến tim dẫn đến tình trạng đột quỵ tim.

Bóc tách động mạch vành
Bệnh bóc tách động mạch vành có thể gây nên những cơn đau tim

2. Nguy cơ mắc bệnh bóc tách động mạch vành

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh bóc tách động mạch vành tự phát như:

  • Nữ giới: Mặc dù bóc tách động mạch vành tự phát có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, nhưng bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn.
  • Sinh đẻ: Một số phụ nữ có bóc tách động mạch vành tự phát mới sinh con. Bóc tách động mạch vành tự phát xuất hiện thường xuyên nhất trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.
  • Những tình trạng mạch máu tiềm ẩn: Một số bất thường của mạch máu tiềm ẩn có liên quan đến bệnh, phổ biến nhất là tình trạng sợi cơ loạn sản (FMD), gây ra sự phát triển bất thường các tế bào trong thành của một hoặc nhiều động mạch. Tăng trưởng bất thường này có thể làm suy yếu thành động mạch, dẫn đến tắc nghẽn, rách hoặc phình mạch. Sợi cơ loạn sản cũng có thể gây huyết áp cao, đột quỵ và vết rách trong các mạch máu khác. Loạn sản sợi cơ xảy ra thường xuyên ở nữ giới hơn nam giới.
  • Tập thể dục quá sức: Những người gần đây tập thể dục quá mức như thể dục nhịp điệu cường độ cao.
tập thể dục
Tập thể dục với cường độ cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn
  • Căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng: Một người trải qua căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng như một cái chết đột ngột của người thân trong gia đình, có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh.
  • Các vấn đề mạch máu: Các bệnh gây viêm các mạch máu như lupusviêm nút quanh động mạch, có liên quan đến bóc tách động mạch vành tự phát.
  • Bệnh mô liên kết di truyền: Bệnh di truyền gây ra vấn đề với mô liên kết của cơ thể như hội chứng mạch máu Ehlers-Danlos và hội chứng Marfan tìm thấy ở những người bị bóc tách động mạch vành tự phát.
  • Huyết áp rất cao: Bệnh cao huyết áp nghiêm trọng không được điều trị có thể liên quan với bệnh bóc tách động mạch vành tự phát.
  • Sử dụng các chất ma túy: Sử dụng cocaine hoặc các loại thuốc bất hợp pháp khác có thể làm tăng nguy cơ bị bóc tách động mạch vành tự phát.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bóc tách động mạch vành tự phát là:

  • Đau ngực
  • Nhịp tim nhanh hoặc cảm giác rung trong ngực
  • Đau mặt trong cánh tay, vai hoặc đau hàm
  • Khó thở
  • Mệt mỏi bất thường và cực độ
  • Buồn nôn, chóng mặt.
Ngủ ngáy kèm đau thắt ngực vào ban đêm là triệu chứng của OSA
Đau ngực là một triệu chứng thường gặp của bệnh bóc tách động mạch vành

4. Chẩn đoán bệnh bóc tách động mạch vành

Để chẩn đoán bóc tách động mạch vành tự phát, bác sĩ có thể xem xét các dấu hiệu và triệu chứng, và yêu cầu một số xét nghiệm. Các xét nghiệm được sử dụng tương tự như xét nghiệm đánh giá các cơn đau tim khác như: Điện tâm đồ và xét nghiệm máu để phát hiện tổn thương. Nếu nghi ngờ một cơn đau tim hoặc được chẩn đoán, nó thường được xác định bằng chụp hình ảnh động mạch để tìm kiếm dấu hiệu bất thường.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Chụp mạch vành
  • Siêu âm nội mạch
  • Chụp cắt lớp quang học
  • Chụp mạch tim cắt lớp vi tính (CT) chụp
Chụp mạch vành
Chụp mạch vành là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh bóc tách động mạch vành

5. Điều trị bệnh bóc tách động mạch vành

Điều trị bệnh phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đau ngực đến nhồi máu cơ tim.Các phương cách điều trị sau đây có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp:

  • Để bóc tách tự lành.
  • Sử dụng chất làm loãng máu (như warfarin) để giảm nguy cơ cục máu đông.
  • Các thuốc khác như thuốc chẹn beta, đặc biệt là ở những người có bệnh FMD.
  • Đặt stent động mạch: Stent là một ống lưới nhỏ được đặt trong lòng động mạch để giữ nó luôn mở.
  • Phẫu thuật bắc cầu: Phẫu thuật bắc cầu là dùng một mạch máu khỏe mạnh từ một nơi khác trong cơ thể để tạo ra một đường vòng xung quanh khu vực của động mạch vành bị rách.

Để phòng và ngăn ngừa bệnh bóc tách động mạch vành bạn hãy tập cho mình thói quen chăm sóc tốt cho bản thân: Ví dụ như ngủ đủ giấc để bạn có cảm giác thoải mái khi thức dậy, chọn một chế độ ăn uống khỏe mạnh đầy đủ các loại trái cây và rau quả, tập luyện một số động tác, hay một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan