Có nên khám khi tĩnh mạch cổ nổi?

Tĩnh mạch cổ là một phần trong hệ thống tĩnh mạch của cơ thể con người. Khi tĩnh mạch cổ nổi là dấu hiệu báo hiệu có bất thường về sức khỏe. Chính vì vậy, khi có biểu hiện này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và có hướng xử trí phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

1. Tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là gân xanh nằm dưới lớp da người. Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, có nhiệm vụ đưa máu trở về tim. Hệ thống tĩnh mạch có vai trò mang máu đã sử dụng về tim và đến các cơ quan lọc máu như gan và thận.

Bình thường, khi đưa máu từ các cơ quan, bộ phận về tim, lượng oxy trong máu tĩnh mạch thấp, ngoại trừ tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi lại có lượng dưỡng khí cao.

Tĩnh mạch có dạng ống, có khả năng xẹp xuống khi không có dung lượng. Tĩnh mạch có cấu tạo gồm :

  • Lớp ngoài cùng tĩnh mạch được cấu tạo bằng collagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn.
  • Lớp trong cùng tĩnh mạch là một lớp tế bào nội mô.
  • Các tĩnh mạch của cơ thể đa số đều có van để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc bị ứ đọng ở các chi dưới do có tác động của lực hút của trái đất.

2. Hiện tượng nổi tĩnh mạch của cơ thể

Nổi tĩnh mạch là hiện tượng các vũng tĩnh mạch của một số bộ phận sưng lên và nổi gân xanh rõ rệt. Hiện tượng này hay gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang gặp những vấn đề bất thường.

Hiện tượng tĩnh mạch của cơ thể nổi cục nhấp nhô lên khỏi mặt phẳng của da được xem là sự biến dạng tĩnh mạch liên quan đến những bộ phận khác của cơ thể. Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu nổi gân xanh, người bệnh cần đi khám sức khỏe nếu có thể, vì đó là biểu hiện của sự tổn thương tĩnh mạch. Nếu gân xanh càng to thì có thể cảnh báo tình trạng bệnh càng nặng, thời gian mắc bệnh càng lâu.

3. Cần làm gì khi tĩnh mạch cổ nổi?

Tĩnh mạch cổ là một phần trong hệ thống tĩnh mạch của cơ thể con người. Tĩnh mạch cổ gồm có:

  • Tĩnh mạch cảnh trong: là phần không quan sát được trực tiếp, nằm ở giữa hay sâu cơ ức đòn - chũm, mạch khuếch tán và rất khó nhận biết.
  • Tĩnh mạch cảnh ngoài: nằm cạnh bờ cơ ức đòn - chũm, chỉ có thông tin nếu mạch đập và thường dễ nhận thấy hơn nhưng có thể bị che khuất bởi các tổ chức xung quanh.

Khi tĩnh mạch cổ có hiện tượng nổi lên, đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Có hai tình huống bạn có thể gặp phải, đó là:

  • Thứ nhất: Chức năng tim có vấn đề, đa phần bạn có thể mắc các bệnh về tim phổi.
  • Thứ hai: Có thể bạn đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim.

Tóm lại, tĩnh mạch cổ nổi là biểu hiện của tình trạng sức khỏe đang có vấn đề không tốt, có thể mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Nếu càng để lâu, bệnh có thể nặng lên và rất khó kiểm soát. Chính vì vậy, khi cơ thể có dấu hiệu nổi tĩnh mạch cổ, bạn cần đi khám để có thể điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan