Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?

Mỡ máu cao là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay. Việc sử dụng thuốc mỡ máu là biện pháp hỗ trợ điều trị giúp phòng ngừa biến chứng đe dọa sức khỏe. Vậy thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không? Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.

1. Thuốc uống mỡ máu nên sử dụng khi nào?

Mỡ máu cao là tình trạng hàm lượng chất béo trong máu tăng, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính. Khi tăng mỡ máu, nếu bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nghĩa là tỷ lệ mỡ máu ở ngưỡng nguy cơ trung bình và nguy cơ bị đột quỵ hoặc mắc bệnh tim mạch cao. Cụ thể:

Lưu ý: Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị mỡ máu cao vẫn cần kết hợp với thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh. Dùng thuốc được khoảng 2 – 3 tháng, bệnh nhân nên tiến hành xét nghiệm máu để biết chỉ số mỡ máu cải thiện không.

2. Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?

Để giảm chất béo có trong máu, ngoài việc sử dụng thuốc, mọi người có thể kiểm soát thông qua chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh, khoa học. Tuy nhiên, nếu ngưng dùng thuốc mà chỉ số mỡ máu vẫn rất cao thì nên tiếp tục uống thuốc. Khi tình trạng cải thiện, ngưng dùng thuốc từ từ và chuyển sang giải pháp khác an toàn để hạn chế tác dụng phụ cho sức khỏe.

Như vậy, người bệnh không nên lạm dụng thuốc và không cần sử dụng thuốc suốt đời. Vì có thể gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng cơ thể.

Sau khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu một thời gian dài chắc chắn không tránh khỏi tác dụng phụ. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân lập tức ngừng uống thuốc và nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ xử lý kịp thời, ngăn chặn biến chứng đe dọa sức khỏe.

3. Thuốc mỡ máu uống trong bao lâu?

Thông thường, thuốc hạ mỡ máu được bác sĩ kê theo từng đợt. Bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc sau khi hết đợt. Tuyệt đối không lạm dụng hay cố uống hết. Điều này không có bất kỳ lợi ích nào, thậm chí còn dẫn tới tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Mặc dù hầu hết thuốc giảm mỡ máu được điều chế từ thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, tùy thuộc cơ địa từng bệnh nhân mà dẫn tới tác dụng phụ khác nhau. Trường hợp mỡ máu nhẹ không tự tiện mua thuốc để tránh tai biến.

4. Sử dụng thuốc hạ mỡ máu đúng cách

Sau uống thuốc và kết hợp tập luyện thể thao, xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhưng kết quả xét nghiệm mỡ máu vẫn cao thì bệnh nhân nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ.

Cách sử dụng đúng các loại thuốc hạ mỡ máu như sau:

  • Nhóm thuốc Fibrate nên sử dụng trong hoặc sau ăn
  • Nhóm thuốc Statin nên sử dụng thời điểm trước hoặc sau ăn
  • Sau khi uống thuốc hạ mỡ máu vẫn nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, vận động nhẹ theo chỉ định bác sĩ
  • Hạn chế sử dụng mỡ động vật, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol,... Tăng cường bổ sung trái cây tươi và rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá, dầu olive,...
  • Tuyệt đối kiêng ăn bưởi khi đang sử dụng nhóm thuốc Statin vì bưởi chứa thành phần hóa học liên kết enzyme sẽ phá vỡ Statin tại hệ thống tiêu hóa
  • Sử dụng một số nhóm thuốc như clarithromycin, cyclosporine, itraconazole hay thuốc amiodarone,... có thể tương tác với nhóm thuốc Statin và dẫn tới tác dụng phụ ngoài ý muốn.

5. Những lưu ý khi khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu

  • Trong quá trình uống thuốc hạ mỡ máu, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường hoặc tác dụng phụ: Yếu cơ, đau cơ, sưng đỏ và co cứng, đau gân, đặc biệt gân gót.
  • Hầu hết thuốc hạ mỡ máu đều có tác dụng phụ. Vì vậy nếu nghi ngờ mỡ máu mức độ nhẹ, bệnh nhân không tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà khi chưa có chỉ định bác sĩ để phòng ngừa tai biến.
  • Chỉ uống thuốc hạ mỡ máu khi đã được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán, kê đơn
  • Trong quá trình uống thuốc hạ mỡ máu, nếu có triệu chứng bất thường cần tái khám ngay. Chỉ ngưng sử dụng thuốc khi bác sĩ chỉ định.

Nội dung bài viết đã giải đáp thông tin thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không? Hy vọng bệnh nhân có hướng đi đúng đắn, thích hợp để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao chất lượng sống hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan