Triệu chứng, chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Minh Thuyên - Bác sĩ Giải phẫu bệnh, Khoa giải phẫu bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến, bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 - 45 và tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ giới. Triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Vì vậy để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các biện pháp lâm sàng.

1. Dấu hiệu và triệu chứng ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng có thể không gây ra các triệu chứng tức thì, nhưng nếu có, nó có thể gây ra một hoặc các triệu chứng sau:

  • Thay đổi trong thói quen đại tiện, như: Tiêu chảy, táo bón hoặc thỏi phân hẹp, kéo dài hơn một vài ngày
  • Cảm giác cần phải đi tiểu mà không ngừng được
  • Chảy máu tươi trực tràng
  • Máu trong phân, có thể làm cho phân đen
  • Chuột rút hoặc đau bụng
  • Yếu và mệt mỏi
  • Giảm cân không kiểm soát.
  • Xét nghiệm máu thấy số lượng hồng cầu thấp.
Ung thư đại trực tràng  2
Chảy máu tươi trực tràng là triệu chứng thường gặp của ung thư đại trực tràng

Các triệu chứng này có thể do các bệnh lý khác ngoài ung thư đại trực tràng, như nhiễm trùng, bệnh trĩ hoặc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào, quan trọng là phải gặp bác sĩ ngay để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị, nếu cần.

2. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ có thể ung thư đại trực tràng hoặc nếu xét nghiệm sàng lọc cho thấy có bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị khám và xét nghiệm thêm để tìm ra nguyên nhân.

2.1 Tiền sử y tế và thăm khám

  • Tiền sử y tế giúp tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra, bao gồm cả tiền sử gia đình. Bạn có bất kỳ triệu chứng nào không, nếu có, chúng bắt đầu khi nào và trong bao lâu.
  • Khám toàn thân.
  • Khám bụng xem có khối hoặc cơ quan nào lớn không?
  • Thăm khám trực tràng bằng cách dùng một ngón tay được bôi trơn đưa vào trực tràng để cảm nhận bất kỳ bất thường nào.

2.2 Xét nghiệm tìm máu trong phân

Nếu bạn gặp bác sĩ vì một số các triệu chứng không phải chảy máu từ trực tràng hoặc máu trong phân, họ có thể đề nghị bạn xét nghiệm để kiểm tra xem có máu trong phân mà không nhìn thấy bằng mắt thường hay không (máu ẩn), nó có thể là một dấu hiệu của ung thư.

Xét nghiệm máu trong phân không nên là xét nghiệm được làm tiếp theo nếu đã có xét nghiệm sàng lọc bất thường trước đó, lúc này cần được nội soi chẩn đoán.

Xét nghiệm phân
Bệnh nhân nghi ngờ ung thư đại trực tràng cần xét nghiệm tìm máu trong phân

2.3 Xét nghiệm máu

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm máu nhất định để giúp xác định xem bạn có bị ung thư đại trực tràng hay không. Những xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để giúp theo dõi bệnh của bạn nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

2.4 Chẩn đoán nội soi

Nội soi chẩn đoán giống như nội soi sàng lọc, nhưng nó được thực hiện vì người bệnh có triệu chứng hoặc do có gì đó bất thường được tìm thấy trên một loại xét nghiệm sàng lọc khác.

Bác sĩ xem xét toàn bộ chiều dài của đại tràngtrực tràng bằng ống nội soi được đưa vào qua hậu môn vào trực tràng và đại tràng. Các dụng cụ đặc biệt thông qua ống soi để sinh thiết hoặc cắt bỏ bất kỳ vùng nghi ngờ nào nếu cần.

Nội soi đại tràng có thể được thực hiện tại khoa ngoại trú ở bệnh viện, hoặc tại phòng khám.

Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng cho phép chẩn đoán tình trạng của đại tràng

2.5 Sinh thiết

Nếu xét nghiệm sàng lọc nghi ngờ ung thư đại trực tràng, cần nội soi sinh thiết. Trong sinh thiết, bác sĩ sẽ thu thập các mảnh mô nhỏ bằng dụng cụ đặc biệt thông qua ống soi.

2.6 Xét nghiệm hình ảnh để tìm ung thư đại trực tràng

Các xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng âm thanh, tia X, từ trường hoặc các chất phóng xạ để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Các xét nghiệm hình ảnh có thể được thực hiện vì một số lý do như:

  • Quan sát những khu vực nghi ngờ có thể là ung thư
  • Xem ung thư đã lan rộng bao xa
  • Xác định hiệu quả của điều trị.

Xét nghiệm hình ảnh để tìm ung thư đại trực tràng bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT sử dụng tia X để tạo hình ảnh cắt ngang chi tiết cơ quan trên cơ thể. CT có thể cho biết nếu ung thư đại trực tràng đã lan đến gan hoặc các cơ quan khác.
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Đầu dò phát ra sóng âm thanh và thu lại, rồi được máy tính xử lý thành hình ảnh trên màn hình.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể đánh giá các khu vực bất thường trong gan hoặc não và tủy sống, xem mức độ lan rộng của ung thư.
Chụp CT toàn thân ra đời có ý nghĩa quan trọng với y khoa
Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán ung thư đại trực tràng an toàn, chính xác

  • X-quang ngực: X-quang có thể được chụp sau khi ung thư đại trực tràng đã được chẩn đoán để xem liệu ung thư có di căn đến phổi không.
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET): PET thường sử dụng một dạng đường phóng xạ được đưa vào máu . Một máy chụp đặc biệt được sử dụng để tạo ra hình ảnh của các khu vực hoạt động phóng xạ trong cơ thể.
  • Chụp động mạch: Nếu ung thư của bạn đã lan đến gan, xét nghiệm này có thể cho thấy các động mạch cung cấp máu cho các khối u đó. Chụp động mạch cũng có thể giúp lập những kế hoạch điều trị khác cho ung thư lan rộng đến gan, như thuyên tắc mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

309 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan