Đau cơ mông: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Hiện tượng đau cơ mông có thể bắt nguồn từ một số hệ luỵ như căng cơ. Phần lớn trường hợp, đau cơ mông không quá nguy hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh bảo của như bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, đau thần kinh tọa...

1. Chức năng của cơ mông và hội chứng đau cơ mông

Cơ mông với vai trò giữ cho tư thế đi của con người ổn định khi chuyển động, góp phần giảm tải áp lực cho phần thắt lưng và tạo sự ổn định cho toàn bộ vùng thân dưới. Cơ mông bao gồm ba nhóm cơ là cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé trong đó cơ mông lớn có vai trò chủ đạo trong việc duỗi khớp hông và hai cơ mông còn lại giữ vai trò ổn định khớp hông và khớp gối.

Hội chứng đau cơ mông thường không được người bệnh chú ý đến và thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh có những chuyển biến nặng và gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

Hội chứng đau cơ mông hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên phần lớn các trường hợp đau cơ mông đều không có quá nhiều nguy hại đối với người bệnh. Các trường hợp hy hữu đau cơ mông kéo dài thì người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và tiếp nhận điều trị.

Đau cơ mông
Đau cơ mông gây ra nhiều phiền toán cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh

2. Nguyên nhân đau cơ mông hình thành

Nguyên nhân đau cơ mông do nhiều hệ lụy khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng, trường hợp nhẹ người bệnh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế thăm khám. Các trường hợp đau cơ mông do những nguyên nhân từ những căn bệnh khác ảnh hưởng đến thì người bệnh nên sớm điều trị để tránh tình trạng đau kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh.

2.1 Bầm tím

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất đối với người bị đau cơ mông. Do một tác động nào đó lên cơ mông sẽ gây tổn thương các mao mạch gây ra những vết bầm có màu sắc xanh, tím hoặc đen. Khi chạm vào những vết bầm này sẽ gây cảm giác đau và độ đậm nhạt của vết bầm sẽ báo hiệu tình trạng đau đớn kéo dài đến khi nào. Thông thường khi vết bầm nhạt dần và biến mất, các cơn đau cũng sẽ biến mất theo.

2.2 Căng cơ

Ba nhóm cơ trong cơ mông đều có thể co dãn tuy nhiên nếu các cơ này bị kéo dãn quá mức sẽ gây ra hiện tượng rách cơ và kéo theo một loạt các vấn đề như đau đớn, sưng tấy, khó cử động...

Thông thường căng cơ chủ yếu do người bệnh hoạt động thể thao quá độ, không khởi động trước khi tập luyện, di chuyển và thay đổi phương hướng di chuyển quá đột ngột..

Tập luyện nặng
Tập luyện quá sức gây căng cơ

2.3 Đau thần kinh tọa

Mặc dù đau thần kinh tọa không phải là nguyên nhân hình thành đau cơ mông, tuy nhiên các triệu chứng của đau thần kinh tọa sẽ diễn ra từ đau thắt lưng rồi đến cơ mông. Vì vậy, đau cơ mông cũng có thể được coi là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng đau thần kinh tọa.

2.4 Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch ở mông khi bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng đau cơ mông với các biểu hiện như đau khi ngồi hoặc nằm, cơn đau lan ra sau đùi và mông có hiện tượng sưng tấy.

Đau cơ mông
Đau cơ mông là dấu hiệu của tình trạng viêm bao hoạt dịch

2.5 Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm do dây thần kinh bị ảnh hưởng kéo theo hiện tượng đau cơ mông.

2.6 Thoái hóa đĩa đệm

Tình trạng thoái hóa đĩa đệm cũng có thể gây ra các cơn đau cơ mông đặc biệt khi người bệnh cúi người hoặc nâng vật nặng lên cao.

2.7 Hội chứng cơ hình lê

Cơ hình lê hay còn được gọi là cơ tháp, cơ này nằm ở gần mông và khi hội chứng cơ hình lê phát sinh sẽ kéo theo các cơn đau cơ mông, cơn đau gia tăng khi người bệnh di chuyển lên cầu thang, chạy hoặc ngồi.

Hội chứng cơ hình lê
Hội chứng cơ hình lê hay còn gọi là cơ tháp

2.8 U nang lông

U nang lông xuất hiện khi lông mọc ngược vào phía trong da và có xu hướng phát triển ở khu vực đuôi gần mông gây ra những cơn đau cơ mông.

2.9 Áp xe quanh hậu môn

Áp xe do nhiễm trùng gây ra và hình thành các cơn đau khó chịu ở khu vực này.

2.10 Viêm khớp

Viêm khớp đặc biệt là khớp hông sẽ hình thành các cơn đau và kéo xuống vùng mông

Mổ nội soi cắt bao hoạt mạc viêm khớp gối
Viêm khớp có thể tác động và gây đau cơ mông

2.11 Các vấn đề liên quan đến mạch máu

Nếu mạch máu bị tắc nghẽn do nguyên nhân nào đó sẽ gây ra hiện tượng đau cơ mông khi người bệnh di chuyển và tình trạng đau sẽ giảm dần khi dừng lại.

3. Chẩn đoán hội chứng đau cơ mông

Để chẩn đoán hội chứng đau cơ mông, bác sĩ thường dựa vào các chẩn đoán lâm sàng thực tế trong quá trình thăm khám. Không có các phương pháp thăm khám cận lâm sàng nào để chỉ tra chính xác tình trạng đau cơ mông vì hầu hết nguyên nhân đau cơ mông đều đến từ một số bệnh lý nền nhất định.

Bác sĩ chỉ tiến hành kiểm tra đánh giá đau cơ mông hình thành từ những bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải thông qua chụp x-quang, chụp MRI rồi từ đó đưa ra phương hướng điều trị nguyên nhân hình thành hội chứng đau cơ mông.

chup-ct-mri-trong-chan-doan-viem-ruot-thua-3
Chụp MRI giúp chẩn đoán bệnh đau cơ mông

4. Điều trị hội chứng đau cơ mông như thế nào?

Để điều trị hội chứng đau cơ mông hiệu quả, bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân đau cơ mông, thông thường với các nguyên nhân như: Bầm tím hay căng cơ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm đá hoặc chườm nóng để giảm đau, thực hiện các động tác nhẹ nhàng đồng thời tập luyện nhiều hơn để cơ thể tự bình phục. Trong trường hợp quá đau người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, naproxen...

Đối với đau cơ mông bởi các nguyên nhân bệnh lý, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị những nguyên nhân gốc rễ gây ra đau cơ mông. Tùy từng nguyên nhân bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị phù hợp cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

397.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan