Hội chứng đường hầm khuỷu tay có nguy hiểm?

Hội chứng đường hầm xương trụ là sự chèn ép hay co kéo của dây thần kinh trụ tại khuỷu tay. Triệu chứng điển hình thường là đau nóng, giảm cảm giác, tê bì như kiến bò,...

1. Hội chứng đường hầm xương trụ

Hội chứng đường hầm xương trụ là sự chèn ép hoặc co kéo của dây thần kinh trụ tại khuỷu tay. Thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính của hi trên, chạy từ vùng cổ xuống đến bàn tay và có thể chèn ép ở một số vị trí trên đường đi. Tùy thuộc vào vị trí chèn ép của thần kinh trụ mà người bệnh có thể có biểu hiện tê, đau vùng khuỷu tay, cổ tay và bàn ngón tay. Đôi khi thần kinh trụ bị chèn ép ở vùng cổ tay hoặc vùng cổ, thường gặp nhất là ở sau khuỷu tay.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng đường hầm khuỷu tay bao gồm:

Hội chứng ống cổ tay ở các bà mẹ đang cho con bú
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng đường hầm khuỷu tay

Ngoài ra, do đặc thù công việc phải cử động cổ tay nhiều, chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục kéo dài, chân động rung do dụng cụ cầm tay ví dụ như nhân viên đánh máy tính văn phòng, công nhân làm việc trong các dây chuyền công nghiệp,...

3. Triệu chứng của hội chứng đường hầm khuỷu tay

Triệu chứng chính của hội chứng đường hầm khuỷu tay là đau và tê tay. Thần kinh giữa chạy giữa cẳng tay xuống cổ tay. Thần kinh trụ phụ trách việc dẫn truyền cảm giác từ các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Thần kinh trụ cũng điều khiển các cử động của ngón cái. Trong hội chứng đường hầm cổ tay, thần kinh giữa bị chèn ép khiến bàn tay và cổ tay bị đau, tê.

Một số triệu chứng thường gặp của hội chứng đường hầm cổ tay bao gồm:

  • Đau nóng
  • Giảm cảm giác
  • Tê như kiến bò giữa các ngón tay
  • Đau lan đến khuỷu tay, lên vai

Đau thường tăng vào ban đêm lúc ngủ, do lúc ngủ thường gập cổ tay khiến đường hầm bị bóp nhỏ thu hẹp lại. Nếu không được can thiệp sớm, bệnh tiến triển nặng, triệu chứng xảy ra cả vào ban ngày lúc dùng bàn tay làm việc. Tê tay cũng thường xuất hiện khi cầm tay lái xe máy đi đường dài. Đa phần người bệnh thường đau ở tay thuận, do phải làm việc nhiều, nhưng một số người lại đau cả hai tay.

Thường run chân tay, tê liệt và mất kiểm soát là dấu hiệu bệnh gì?
Triệu chứng chính của hội chứng đường hầm khuỷu tay là đau và tê tay

Bệnh tiến triển nặng sẽ khiến bàn tay trở nên yếu đi, khó làm được những công việc tỉ mỉ. Triệu chứng nặng hơn khi phải sử dụng bàn tay để làm việc lâu. Đau dữ dội khi thực hiện các hoạt động cần đến bàn tay như trong tư thế nắm chặt, chuyển động liên tục, gấp hoặc duỗi cổ tay.

4. Chẩn đoán

Để chẩn đoán hội chứng đường hầm khuỷu tay, bác sĩ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, thăm khám khuỷu tay và bàn tay nhằm xác định thần kinh trụ có bị chèn ép hay không, xác định vị trí chèn ép.

Một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm:

  • X-quang: nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay thường không phát hiện được trên phim X-quang. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có thể thấy hình ảnh của gai xương, thoái hóa khớp,... có thể gây chèn ép thần kinh
  • Đo điện cơ: giúp chẩn đoán xác định thần kinh có bị chèn ép hay không và xác định vị trí chèn ép. Khi thần kinh bị tổn thương, dẫn truyền thần kinh sẽ bị kéo dài hơn so với bình thường. Trong quá trình đo điện cơ, thần kinh sẽ được kích thích vào một vài vị trí, thời gian để thần kinh có đáp ứng sẽ được ghi nhận. Nếu thời gian đáp ứng thần kinh kéo dài tại vị trí nào thì khả năng đó là nơi xảy ra chèn ép.

5. Điều trị

Tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trừ những trường hợp chèn ép thần kinh dẫn tới teo cơ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị không phẫu thuật như:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: khi các triệu chứng mới bắt đầu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid để giúp giảm viêm, giảm sưng quanh vùng thần kinh.
  • Tiêm corticoid: corticoid là một chất có tính chất chống viêm mạnh. Tuy nhiên, tiêm corticoid quanh vùng thần kinh trụ ít khi được chỉ định vì nguy cơ gây tổn thương thần kinh.
Tiêm corticoid
Tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

  • Nẹp: sử dụng đai, nẹp giúp duỗi thẳng cổ tay khi ngủ
  • Bài tập trượt thần kinh: một số bài tập trượt thần kinh trụ ở khuỷu tay và ống guyon có thể giúp cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, giúp cho khớp và cổ tay khỏi bị cứng.

Các phương pháp điều trị phẫu thuật giải chèn ép thần kinh trụ tại khuỷu tay bao gồm:

  • Phẫu thuật giải phóng thần kinh trụ: lớp dây chằng phủ quanh thần kinh trụ sẽ được cắt nới rộng nhằm làm tăng thể tích của đường hầm trụ và giảm áp lực đè ép lên thần kinh. Sau mổ, dây chằng sẽ lành lại với lớp mô mới và rộng hơn so với ban đầu, tạo ra nhiều khoảng trống quanh thần kinh hơn. Phẫu thuật giải phóng dây thần kinh trụ thường hiệu quả trong trường hợp thần kinh bị chèn ép mức độ nhẹ và thần kinh chưa bị trượt ra trước khi gấp khuỷu tay.
  • Phẫu thuật chuyển thần kinh trụ ra trước: được thực hiện nhiều hơn so với phẫu thuật giải phóng thần kinh trụ. Giúp chuyển thần kinh trụ từ phía sau mỏm trên lồi cầu trong sang một vị trí mới ở phía trước mỏm xương. Thần kinh trụ có thể được chuyển nằm dưới da và mỡ, hay ở trong cơ hoặc dưới cơ. Phẫu thuật chuyển thần kinh trụ ra trước giúp tránh cho thần kinh khỏi tiếp tục bị chèn ép vào mỏm trên lồi cầu trong và bị căng giãn khi người bệnh gấp khuỷu tay.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần mỏm trên lồi cầu trong: là cắt bỏ một phần mỏm xương trên lồi cầu trong. Gần giống với phẫu thuật chuyển thần kinh trụ ra trước, cho thần kinh trụ khỏi bị chèn ép vào mỏm trên lồi cầu trong và bị căng giãn khi người bệnh gấp khuỷu.

Tóm lại, hội chứng đường hầm xương trụ là sự chèn ép hoặc co kép của dây thần kinh trụ tại khuỷu tay. Triệu chứng bao gồm đau khuỷu, dị cảm ở vùng thần kinh trụ. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng và dấu hiệu và đo dẫn truyền thần kinh. Các phương pháp điều trị bao gồm nẹp tay hoặc phẫu thuật giải ép tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec