Làm gì khi bị gãy xương chân?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bạn có thể bị gãy xương chân sau khi bị tai nạn hoặc té ngã. Mức độ nghiêm trọng của gãy xương chân là khác nhau và cách điều trị cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí xương bị gãy.

1. Thế nào là gãy xương chân?

Sự xuất hiện của vết nứt hoặc gãy một trong những xương ở chân thì được coi là gãy xương chân. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của thương tổn, hướng điều trị gãy xương chân cũng sẽ có sự khác nhau.

Bạn có thể bị gãy xương bàn chân hoặc gãy xương cẳng chân.

Gãy xương bàn chân là tình trạng thường gặp với trong số 10 trường hợp thì 1 người sẽ bị gãy xương ở bàn chân.

2. Triệu chứng bị gãy xương chân

Đau chân
Khi bị gãy xương đùi, bệnh nhân thường gặp những cơn đau dữ dội và cảm thấy đau hơn khi di chuyển

Xương đùi bị gãy thì lực tác động vào phải rất mạnh bởi đây là xương chắc khỏe nhất và dài nhất trong cơ thể.

Xương chịu lực chính ở chân chính là xương ống chânxương mác ( xương thứ hai chạy dọc theo xương chày phía dưới đầu gối có nguy cơ tổn thương cao hơn.

Một số dấu hiệu gãy xương như:

  • Xuất hiện cơn đau dữ dội và cảm thấy đau hơn khi di chuyển
  • Vị trí bị gãy sưng phù
  • Chạm vào chỗ bị gãy thấy đau
  • Bị bầm tím
  • Chân bị biến dạng như xương bị gãy chọc ra khỏi da hoặc chân bị trẹo
  • Bạn không thể di chuyển được
  • Càng để lâu càng sưng nhiều và có thể kèm theo các nốt phỏng thanh huyết
  • Nếu bị gãy xương cẳng chân, bạn có thể nhìn thấy đầy gãy gồ ngay dưới da
  • Độ dài tuyệt đối và độ dài tương đối của xương chày ngắn hơn so với bên lành , có thể bị lệch nếu xương gãy có di lệch
  • Có thể có các triệu chứng của tổn thương mạch máu thần kinh.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương chân

Gãy xương đùi chủ yếu do chấn thương
Bị té ngã nghiêm trọng có thể là nguyên nhân dẫn đến chấn thương đùi

Gãy xương chân xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Do tai nạn: Xương bàn chân, xương đùi hay xương cẳng chân đều có thể gãy do tai nạn giao thông
  • Do bị té ngã: Đơn giản chỉ là té ngã nhưng có thể gây gãy xương cẳng chân hoặc xương bàn chân. Tuy nhiên thường thì bị chấn thương nghiêm trọng mới khiến bạn bị gãy xương đùi
  • Chấn thương thể thao: Trong khi chơi thể thao, chân bạn co duỗi quá mức dẫn đến làm tăng nguy cơ gặp phải các lực tác động vào chân khiến chân bị gãy
  • Do hoạt động quá mức: Nếu bạn tác động lên xương một lực quá mức lặp đi lặp lại như chạy bộ, bạn có thể bị gãy xương chân. Đối với những người bị loãng xương, gãy xương chân cũng có thể xảy ra kể cả khi bạn hoạt động bình thường
  • Khi bạn vô tình đá vào một vật cứng, ngón chân của bạn có thể bị gãy
  • Bạn có thể bị gãy gót chân nếu bạn bị ngã từ trên cao xuống.

4. Điều trị gãy xương chân

bó bột
Bó bột là một trong những phương pháp dùng để điều trị gãy chân

Một số phương pháp điều trị thông thường khi bị gãy xương gồm:

  • Dùng thuốc giảm đau
  • Bạn cần phải nghỉ ngơi
  • Bạn có thể được bó bột, đeo nẹp hoặc mang giày đặc biệt
  • Dùng xe lăn hoặc nạng
  • Thực hiện một vài thao tác để xương về đúng vị trí
  • Phẫu thuật: Đặt đinh, ốc vít, que hoặc tấm ván.

Việc điều trị gãy xương chân sẽ khác nhau tùy vào vị trí gãy. Gãy xương chân do áp lực thì bạn có thể nghỉ ngơi và để chân bị thương bất động.

Điều quan trọng nhất để tạo thuận lợi cho quá trình lành xương chính là hạn chế sự di chuyển của xương bị gãy. Vì thế bạn cần phải đeo nẹp hoặc bó bột trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần, có thể lâu hơn.

Để giảm đau và viêm, bạn sẽ được kê một loại thuốc giảm đau.

Bạn cần đến các bài tập phục hồi chức năng sau khi tháo bột hoặc bỏ nẹp để khôi phục lại chuyển động bình thường của chân bị thương. Bởi các khớp sẽ bị cứng và cơ bắp bị yếu đi do một khoảng thời gian dài chân bị thương không thể vận động.

Đối với một số trường hợp, bạn cần phải được phẫu thuật để cấy ghép thiết bị cố định xương chẳng hạn như bạn bị gãy nhiều xương, gãy xương đùi, tổn thương dây chằng xung quanh....bằng tấm kim loại hoặc thanh kim loại hay đinh vít để duy trì vị trí thích hợp của xương trong quá trình chữa bệnh.

Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ phải sử dụng một thiết bị cố định xương từ bên ngoài. Bên ngoài chân là một khung kim loại gắn liền với xương bên trong bằng các mấu định vị nhằm ổn định trong quá trình liền xương và sau khoảng 6-8 tuần, nó sẽ được gỡ bỏ. Xung quanh các mấu cố định bên ngoài có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Khi bị gãy xương, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

46.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan