Vôi hóa dây chằng đốt sống cổ

Vôi hóa đốt sống có tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới do thường phải lao động nặng và ít quan tâm tới tình trạng sức khỏe của mình. Hiện nay vôi hóa dây chằng đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa và đa dạng hơn trở thành trở ngại trong vấn đề sinh hoạt và lao động.

1. Vôi hóa dây chằng đốt sống cổ là gì?

Đốt sống cổ và thắt lưng là 2 vị trí dễ bị thoái hóa nhất của cột sống. Vôi hóa dây chằng đốt sống cổ là tình trạng tổn thương ở vùng cổ khi có tình trạng lắng đọng canxi ở dây chằng nối từ thân đốt sống cổ đến các mấu vai, mấu ngang gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Khi cơ thể có hàm lượng canxi quá nhiều sẽ gây dư thừa và tích tụ ở dây chằng quanh cột sống (thoái hóa dây chằng), lâu ngày sẽ hình thành gai xương.

Những động tác lắc hoặc bẻ cổ tuy có thể giảm áp lực tạm thời nhưng có thể gây ra những chấn thương nhất định tới vùng cột sống. Với tính chất phát triển rất nhanh, nếu không chữa vôi hóa dây chằng đốt sống cổ kịp thời thì lượng vôi hóa tích tụ sẽ ngày càng nhiều chèn ép nặng lên các dây thần kinh và tủy sống, khiến các cơn đau lan ra ở bả vai và cánh tay.

Chụp CT cột sống cổ được chỉ định cho bệnh nhân mắc viêm đốt sống cổ
Lắng đọng canxi ở dây chằng đốt sống cổ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu

2. Nguyên nhân vôi hóa dây chằng đốt sống cổ

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vôi hóa dây chằng đốt sống cổ có thể kể đến:

  • Ngồi lâu, ngồi nhiều, giữ tư thế trong một thời gian dài.
  • Sinh hoạt sai tư thế: Ôm máy tính thường xuyên, ngồi gục hoặc ngửa cổ nhiều.
  • Gối ngủ quá cao.
  • Đặc thù công việc cần khuân vác nặng, lao động quá sức khiến xương khớp bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình vôi hóa dây chằng sau gáy.
  • Chấn thương khi chơi thể thao, gặp tai nạn...có thể tác động đến đốt sống cổ, gây thoái hóa dây chằng và hình thành vôi hóa.
  • Lão hóa là yếu tố tác động nhiều nhất đến tình trạng bệnh. Khi có tuổi, hệ thống sụn xương khớp sẽ mất dần tính đàn hồi và khả năng tái tạo gây ra tình trạng vôi hóa.

3. Đối tượng nguy cơ bị vôi hóa dây chằng đốt sống cổ

Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến vôi hóa cột sống, có một số nhóm người cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh này:

  • Người cao tuổi: Là nhóm chiếm tỷ lệ cao mắc bệnh xương khớp, vôi hóa nên cần chủ động thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
  • Người lao động nặng: Thường xuyên đội, vác, cúi gập đầu cũng dễ bị vôi hóa dây chằng sau gáy.
  • Người ít vận động: Nhân viên văn phòng, lái xe, kế toán, kiến trúc sư...v..v..thường xuyên ngồi một chỗ khiến các khớp xương bị chèn ép, dây chằng căng quá mức dẫn tới thoái hóa dây chằng, vôi hóa dây chằng dọc trước.
Lái xe thương mại
Những người ít vận động có nguy cơ bị vôi hóa dây chằng đốt sống cổ cao hơn

  • Người ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học: Nằm ngủ gối đầu quá cao, đeo túi lệch, đi đứng không đúng tư thế, thường sử dụng rượu bia và chất kích thích...sẽ thúc đẩy quá trình vôi hóa phát triển nhanh hơn.
  • Những người bị bệnh cột sống bẩm sinh: Gù lưng, gai cột sống, vẹo cột sống hoặc những người bị tai nạn, chấn thương từ nhỏ.

4. Triệu chứng vôi hóa dây chằng đốt sống cổ

Nhìn chung, đa phần các bệnh lý xương khớp đều có những dấu hiệu và triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên bệnh vôi hóa dây chằng đốt sống cổ cũng có những đặc điểm riêng biệt tập trung vào khu vực cổ như:

  • Đau và vướng cổ: Cơn đau vùng cổ kéo dài, lan xuống bả vai và cánh tay.
  • Khi gai xương tiếp xúc và chèn ép mạnh vào rễ thần kinh sẽ khiến tê liệt, mất cảm giác tại vùng cổ, sau gáy.
  • Yếu cơ, tê bì các chi, tay chân tê nhức kéo dài: Thậm chí có thể teo cơ và mất cảm giác các chi hoàn toàn.
  • Các triệu chứng khác: Ù tai, chóng mặt, giảm trí nhớ, mệt mỏi....là những biểu hiện có thể gặp phải khi rễ thần kinh, mạch máu bị chèn ép.
Cần điều trị sớm, chớ để thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép gây đau cổ vai gáy
Vôi hóa dây chằng đốt sống cổ có những triệu chứng tập trung vào khu vực cổ, sau gáy

Thoái hóa là quá trình lão hóa diễn ra tự nhiên theo thời gian, không thể ngăn chặn. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình này và tránh vôi hóa dây chằng đốt sống cổ bằng cách tránh không nên đội nặng, không giữ nguyên một tư thế quá lâu, nên tập vận động vùng cổ thường xuyên nhẹ nhàng, nếu bị đau, nhức mỏi thì có thể uống thêm một số thuốc giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan