Cách thức COVID tấn công mọi cơ quan nội tạng

COVID 19 là một bệnh có triệu chứng đa dạng, phức tạp. Điều này chứng tỏ vi rút gây bệnh có khả năng tấn công vào rất nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra khó khăn nhất định đối với các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

1. Vi rút corona nguy hiểm thế nào?

Covid 19 không đơn thuần chỉ là một bệnh lý đường hô hấp. Căn bệnh gia nhập hàng ngũ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác với các triệu chứng phức tạp, khó tiên đoán. Từ đó, tạo điều kiện làm phát sinh dịch bệnh tại Việt Nam.

Covid 19 có thể là một bệnh đường tiêu hóa khi gây ra các triệu chứng tiêu chảyđau bụng. Nó cũng có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm lạnhcúm. Bệnh còn có khả năng gây ra đau mắt đỏ, sổ mũi, mất vị giác và khứu giác, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và ói mửa, phát ban toàn thân, các khu vực bị sưng đỏ chỉ xuất hiện một vài đốm nhỏ.

Khi bệnh covid 19 diễn biến nghiêm trọng hơn, các bác sĩ cũng đã báo cáo có những người gặp vấn đề về nhịp tim, suy tim, tổn thương thận, chóng mặt, đau đầu, co giật, hội chứng Guillain -Barre và ngất xỉu, cùng một số bất thường liên quan đến đái tháo đường.

Bệnh covid 19 không chỉ đơn giản là sốt và ho như mọi người vẫn thường nghĩ. Trên thực tế, bệnh cực kỳ khó chẩn đoán và thậm chí là khó điều trị hơn các dịch bệnh đã xảy ra trước đó.

Đau mắt đỏ
Covid 19 có thể gây ra đau mắt đỏ và nhiều triệu chứng khác

2. Vi rút corona (SARS-CoV-2) xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào?

Khi các hạt vi rút corona rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, thì một loại protein có tên gọi là “spike protein” trên bề mặt vi rút sẽ kết nối với một thụ thể được gọi tên là ACE2 có trên tế bào của người, cho phép chúng xâm nhập vào cơ thể. ACE2 là thụ thể tồn tại ở khắp nơi trong cơ thể, điều này tạo điều kiện cho vi rút lây lan. Một khi vi rút xâm nhập, nó sẽ biến các tế bào thành một nhà máy, tạo ra hàng triệu bản sao của chính nó - sau đó có thể được thở ra hoặc ho ra để lây nhiễm cho người khác.

Để tránh bị phát hiện sớm, vi rút corona đã sử dụng nhiều công cụ để ngăn chặn các tế bào bị nhiễm truyền tín hiệu “cần được giúp đỡ”. Nó cũng phá hủy các mệnh lệnh bên trong tế bào bị nhiễm bệnh. Điều này giúp vi rút có nhiều thời gian hơn để tạo ra các bản sao của chính nó và lây nhiễm các khu vực xung quanh trước khi có biểu hiện bệnh. Đây là một phần lý do trả lời cho câu hỏi “Tại sao vi rút có khả năng lây lan trước khi có các phản ứng miễn dịch như sốt”.

Vi rút có khả năng lây lan từ giai đoạn ủ bệnh chính là điều kiện làm phát sinh các ổ dịch corona ở Việt Nam. Tình trạng còn phức tạp hơn khi dịch bệnh xảy ra chủ yếu ở các thành phố lớn trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

ACE2
ACE2 có trên tế bào của người cho vi rút corona xâm nhập vào cơ thể

3. Vi rút corona tiếp tục tấn công cơ thể khi có biểu hiện bệnh

Trước khi vi rút corona tấn công mạnh mẽ hơn thì nhiều người chỉ có các triệu chứng nhẹ tương tự như viêm đường hô hấp trên. Khi cơ thể một người không có khả năng tiêu diệt vi rút tại vị trí gây nhiễm thì nguy cơ các hạt vi rút di chuyển sâu vào cơ thể là rất cao. Một vài con đường dễ xâm nhập như vào phổi để cư trú tại đó hoặc vào đường tiêu hóa hoặc kết hợp cả hai. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện hội chứng hô hấp rõ ràng và đó là lý do tại sao mọi người phải nhập viện.

Một khi vi rút xâm nhập sâu hơn vào cơ thể thì nó cũng bắt đầu gây ra các triệu chứng nặng hơn. Lúc này chính là thời điểm thuận lợi để nó tấn công vào các cơ quan khác có chứa thụ thể ACE2 như cơ tim, thận, mạch máu, gan và hệ thần kinh trung ương.

Các cơ quan đều có khả năng bị tấn công khi vi rút đã xâm nhập sâu. Não và dây thần kinh cũng không phải ngoại lệ. Có nhiều tranh cãi về việc mất mùi có thể là do dây thần kinh chịu trách nhiệm về mùi bị nhiễm trùng. Điều này đã được chứng minh là xảy ra trong các mô hình thử nghiệm với vi rút corona trên cơ thể động vật. Tuy nhiên, cho đến nay không có bằng chứng nào chứng minh rằng nó thực sự xảy ra với SARS-CoV-2, tên chính thức của virus gây ra COVID-19.

Những phát hiện ban đầu, bao gồm cả những báo cáo từ khám nghiệm tử thi và sinh thiết, cho thấy các hạt vi rút có thể được tìm thấy không chỉ trong đường mũi và cổ họng, mà còn trong nước mắt, phân, thận, gan, tụy và tim. Có một báo cáo về trường hợp tìm thấy bằng chứng về các hạt vi rút trong chất lỏng xung quanh não ở một bệnh nhân bị viêm màng não.

viêm đường hô hấp trên
Bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên trước khi vi rút corona tấn công mạnh mẽ hơn

4. Hậu quả nghiêm trọng của bệnh covid 19

Tổn thương nghiêm trọng ở thận tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng miễn dịch quá mức được tạo ra do cơ thể tiết ra quá nhiều cytokine. Cytokine là nguyên nhân gây giảm huyết áp và làm tăng thêm các tổn thương phổi, tim, thận và não. Một số nhà nghiên cứu cho biết bão cytokine có thể là nguyên nhân gây mất bù đột ngột, dẫn đến bệnh hiểm nghèo ở bệnh nhân COVID-19.

Nhiều bác sĩ đã khám phá ra rằng đông máu bất thường (huyết khối) cũng có thể là hậu quả do bệnh covid 19 gây ra. Các cục máu đông được bắt gặp ở nhiều vị trí như huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chân, thuyên tắc phổi (PE) ở phổi, cục máu đông trong động mạch gây đột quỵ và các cục máu đông nhỏ hơn ở khắp các mạch máu trong cơ thể. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy các cục máu đông nằm rải rác ở nhiều cơ quan.

Adam Cuker, chuyên gia huyết học tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania cho biết các cục máu đông xảy ra ở tốc độ cao ngay cả khi bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông. Trong một nghiên cứu từ Hà Lan, 31% bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 bị cục máu đông trong khi dùng thuốc chống đông.

Ngoài những hậu quả do “bão” cytokine và đông máu gây ra, các vấn đề khác như huyết áp thấp, nồng độ oxy thấp, sử dụng máy thở và tự điều trị bằng thuốc có thể gây hại cho khắp các cơ quan, đặc biệt là tim, gan, thận, não.

Hội chứng Antiphospholipid làm tăng độ đông máu quá mức
bệnh covid 19 có thể làm đông máu bất thường

5. Bệnh covid 19 và phương pháp điều trị

Các nhà nghiên cứu đã có thêm nhiều thông tin về cách thức và vị trí tấn công của vi rút đối với cơ thể. Tuy nhiên, việc điều trị hướng đến các mục tiêu này có thể gây ra nhiều vấn đề đáng kể. Nhiều loại thuốc có nguy cơ phá hủy sự cân bằng tinh tế cho phép cơ thể chống lại bệnh tật hoặc kiểm soát tình trạng viêm.

Thụ thể ACE2 mà vi rút sử dụng để xâm nhập vào tế bào là nhân tố chính giúp giảm viêm và giảm huyết áp. Việc nhắm mục tiêu hoặc ngăn chặn thụ thể giúp hạn chế tỷ lệ tế bào bị xâm chiếm nhưng mặt khác nó cũng có thể gây ra tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ suy tim và chấn thương thận và làm tăng tình trạng viêm có thể làm tổn thương phổi.

Các loại thuốc nhắm vào hệ thống miễn dịch lại làm giảm khả năng miễn dịch, khiến cho việc tiêu diệt vi rút trong thời gian dài trở nên khó khăn. Sử dụng thuốc chống đông có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

Thời gian có thể là yếu tố tiên quyết trong điều trị bệnh covid 19. Ví dụ, bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch trong giai đoạn sớm của bệnh và sau đó giảm bớt liều lượng nếu bệnh tiến triển và cytokine có dấu hiệu bắt đầu tăng lên.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan