Miễn dịch bẩm sinh so với thích ứng trong COVID-19

Đại dịch coronavirus (COVID-19) đã ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới, với hơn 4,5 triệu ca tử vong và số ca tử vong vẫn đang tăng. Khi mắc bệnh phần lớn những người bị nhiễm có biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng, trong khi một số ít lại phát triển bệnh nặng hoặc nguy kịch. Điều này do việc đáp ứng miễn dịch ở mỗi người khác nhau. Cùng tìm hiểu về đáp ứng miễn dịch khi mắc bệnh khác nhau như thế nào ở những người mắc bệnh nhẹ, trung bình với bệnh nặng.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm khám phá các phản ứng miễn dịch đối với hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV-2, nhằm tìm hiểu xem điều gì thúc đẩy mức độ nghiêm trọng của bệnh và các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng bệnh nặng là gì. Những điều này giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về các phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng (mắc phải). Từ đó có thể thấy sự khác biệt ở phản ứng miễn dịch ở những người mắc bệnh nặng. Dưới đây là tác động của miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng hay mắc phải đối với virus corona.

1. Đáp ứng miễn dịch bẩm sinh trong nhiễm covid

Khi virus xâm nhập vào cơ thể các miễn dịch bẩm sinh sẽ hoạt động một cách không đặc hiệu, nó có thể đáp ứng tiêu diện virus theo cách giống nhau. Các miễn dịch bẩm sinh bao gồm: Da, niêm mạc, bạch cầu trung tính, đại thực bào, các Cytokine, hệ thống bổ thể,...

Người ta nhận thấy đáp ứng miễn dịch bẩm sinh ở những người mắc bệnh Covid-19 nặng có những đặc điểm sau:

  • Cytokine là các phân tử tín hiệu tế bào làm trung gian cho nhiều hoạt động sinh học và miễn dịch học. Một trong số đó là interleukin-6 (IL-6), đây là một cytokine đa năng trung gian cho cả miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Nó giúp chỉ đạo sự phân hóa của các tế bào miễn dịch, giúp cảnh báo các mầm bệnh xâm nhập và tổn thương do thiếu máu cục bộ, cũng làm trung gian trong sự phát triển của huyết tương, tạo đáp ứng miễn dịch. Người ta nhận thấy trong bệnh COVID-19, IL-6 được biểu hiện ở mức cao liên tục sau khi virus xâm nhập vào biểu mô phổi. Ngoài ra, IL-6 cao trong các rối loạn tự miễn dịch hoặc tự miễn cũng cho thấy vai trò của nó trong các tình trạng này.
  • SARS-CoV-2 có thể kích hoạt các đại thực bào tại hệ thống tuần hoàn và phế nang, tạo ra một cơn bão cytokine do tiết ra nhiều IL-6. Điều này dẫn đến tình trạng tổn thương và rối loạn chức năng tế bào nội mô, các mao mạch tăng tính thấm, tắc nghẽn các phế nang với dịch tiết và tế bào. Đây chính là là cơ chế chính gây ra hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).
  • Từ cơ chế này người ta nhận thấy việc gợi ý việc sử dụng tocilizumab, một kháng thể đơn dòng có tác dụng ức chế thụ thể IL-6, để điều chỉnh mức độ nghiêm trọng của hội chứng suy hô hấp cấp.
  • Kích hoạt bổ sung hệ thống bổ thể: Nhiều triệu chứng của viêm phổi do COVID-19 nghiêm trọng có thể là do sự hoạt hóa của hệ thống bổ thể ở mức độ toàn thân. Chúng bao gồm ARDS và khả năng tăng đông trong lòng mạch. Nồng độ IL-6 tăng cao ở những bệnh nhân viêm phổi nặng sẽ kích hoạt bổ thể. Ngoài ra, có thể có nhiều con đường kích hoạt bổ thể có liên quan, với con đường cổ điển và con đường thay thế được kích hoạt bởi các phức hợp miễn dịch IgG-virus.
  • Từ cơ chế này người ta có thể tìm ra những biện pháp điều trị để ức chế quá trình kích hoạt bổ sung này, giúp ngăn chặn giải phóng chất gây viêm và gây tổn thương phổi, do đó tạo ra lợi ích ở những bệnh nhân này, giảm thiểu tình trạng tăng đông máu trong những bệnh nhân bị ARDS. Một chất ức chế C1 esterase (C1-INH) hoạt động thông qua nhiều con đường để điều chỉnh con đường bổ thể nội tại, có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh nhân viêm phổi COVID-19, ngăn chặn sự phản ứng quá mạnh của con đường miễn dịch bẩm sinh và tình trạng đông máu.

2. Miễn dịch thích ứng trong nhiễm covid

2.1 Đáp ứng miễn dịch thông qua kháng thể

Đây còn có tên gọi khác là miễn dịch đặc hiệu hay miễn dịch mắc phải. Miễn dịch này được kích hoạt thông qua tế bào B và T đối với từng tác nhân cụ thể, trong trường hợp này là virus corona. Các đáp ứng miễn dịch này có được có thể là thụ động thông qua việc tiêm vắc xin hoặc do bạn đã từng nhiễm virus.

Ban đầu, khi có sự xâm nhập của các vật thể lạ các tế bào nang T sẽ kích hoạt các tế bào B non, chúng trưởng thành thành các tế bào B hoạt hóa. Các tế bào miễn dịch này sẽ tiêu diệt trực tiếp virus và làm phát sinh các tế bào nhớ B. Nhưng những tế bào T nhớ này thường có trí nhớ ngắn, những sự tái nhiễm sẽ kích hoạt lại các tế bào B bộ nhớ cũng như tồn tại lâu dài hơn trong tủy xương, gây ra phản ứng kháng thể đặc hiệu với virus. Những đáp ứng này duy trì ở các lần nhiễm sau, giúp kích hoạt tế bào T gây độc và tiêu diệt trực tiếp virus. Tuy nhiên, hiệu giá kháng thể này là khác nhau giữa các cá thể và cao nhất trong khoảng 50-60 ngày. Chúng có thể vẫn ở mức bảo vệ trong tối đa vòng 10 tháng. Phản ứng của kháng thể này nếu quá mạnh mẽ đối với virus có thể dẫn đến giải phóng cytokine nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân, rối loạn chức năng đa cơ quan và thậm chí tử vong.

2.2 Miễn dịch thích ứng đối với tế bào T

Miễn dịch của tế bào T hay gọi là miễn dịch qua trung gian tế bào, nó thường được kích hoạt trong trường hợp nhiễm virus.

Một nghiên cứu được thực hiện để đánh giá giữa đáp ứng miễn dịch của tế bào T của bệnh nhân covid và cả những người chưa từng nhiễm khuẩn. Người ra nhận thấy rằng tế bào T-CD4 nhắm mục tiêu được tìm thấy ở hơn 80%-100% người nhiễm SARS-CoV-2, nhưng nó cũng có trong máu của hơn 1/3 người hiến tặng khỏe mạnh chưa từng nhiễm bệnh.

Trong trường hợp thứ hai các nhà nghiên cứu nhận thấy những tế bào này đã phản ứng với vùng C của protein S của virus corona ở cả người bệnh và người khoẻ mạnh, nó có thể do phản ứng chéo với các lần nhiễm cảm lạnh thông thường trước đây.

Đối với những bệnh nhân bị nặng có liên quan đến phản ứng miễn dịch quá mạnh mẽ một cách bất thường. Sự tiết ra các Interferon-alpha (IFN-α ) liên tục gây ra sự kiệt quệ của tế bào T và sự suy giảm của các thụ thể tế bào T không ổn định, cùng với sự mở rộng rộng rãi của các tế bào T nhưng không tạo ra các tế bào giết tự nhiên. Đây là biểu hiện của sự thất bại trong việc loại bỏ vi rút qua trung gian tế bào.

2.3 Độ bền của kháng thể sau khi tiếp xúc với kháng nguyên của virus

Đánh giá thời gian thực về các phản ứng miễn dịch có thể tồn tại được sau 5 tháng kể từ khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng như vậy, cho thấy phản ứng với SARS-CoV-2 là rất đa dạng, không có thời gian cố định ở mỗi người. Nhưng ở những lần nhiễm sau thì thời gian tồn tại kháng thể có thể lâu hơn.

3. Vì sao người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao mắc bệnh covid nặng

Một số nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh nặng với kháng nguyên bạch cầu người(HLA). Điều này có thể giúp phát hiện mối liên quan của những người bị suy giảm miễn dịch không có khả năng đối phó với vi rút nhưng là những người có nguy cơ siêu lây lan và nguy cơ phản ứng miễn dịch kém với virus và tiêm vắc xin.

Ở người bị suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như những người đang điều trị hóa chất hoặc thuốc ức chế miễn dịch, sự phát triển của virus có thể tiếp tục kéo dài đến hai tháng sau khi nhiễm bệnh, nghĩa là khả năng lây lan cho người khác trong thời gian rất dài. Một phần tư số bệnh nhân ghép thận cũng có biểu hiện có thể lan truyền virus dai dẳng mặc dù họ cũng phát triển các kháng thể kéo dài ít nhất hai tháng.

Bao giờ một tác nhân xâm nhập vào cơ thể cũng qua hai cơ chế bảo vệ đó là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Đối với nhiễm covid nếu ở một số người có thể phản ứng quá mạnh mẽ với tác nhân gây bệnh sẽ khiến cho họ bị mắc bệnh nặng hơn so với những người khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: news-medical.net

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

85 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan