Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch: Hãy đặc biệt cảnh giác với COVID-19

Đối với nhiều người, việc sống chung với hệ thống miễn dịch suy yếu đồng nghĩa với khả năng mắc bệnh và nhiễm trùng cao hơn. Với tình hình diễn biến đại dịch toàn cầu như hiện nay, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch cần đặc biệt cảnh giác với COVID -19.

1. Suy giảm hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chức năng của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Hệ miễn dịch tấn công các yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua các phản ứng miễn dịch.

Khi bạn bị suy giảm miễn dịch, khả năng phòng thủ giảm đi, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Suy giảm miễn dịch có thể kéo dài tạo thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

5 yếu tố có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, bao gồm:

Các bệnh mãn tính:

Một số tình trạng y tế, chẳng hạn như HIVAIDS, phá hủy các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể bạn dễ bị tấn công. Tình trạng tự miễn dịch biến các tế bào miễn dịch thành tác nhân kép chống lại các mô khỏe mạnh của chính bạn. Các bệnh tự miễn thường gặp bao gồm:

Theo các chuyên gia, ngay cả những bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát tốt cũng bị suy giảm miễn dịch ở một mức độ nào đó . Chỉ cần bị nhiễm trùng cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu và làm phát sinh thêm các bệnh nhiễm trùng. Và khả năng miễn dịch có thể bị gián đoạn do lượng đường trong máu cao. Các vấn đề này liên quan đến nhau.

Suy giảm hệ miễn dịch
Suy yếu hệ thống miễn dịch làm cơ thể giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật

Các tình trạng như hen suyễn cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn vì chúng khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức nguy hiểm với các chất vô hại.

Bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch cũng là bệnh của hệ thống miễn dịch. Đó là các bệnh bạch cầu, và các tế bào bạch cầu cần thiết để phản ứng với nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị y tế:

Một số phương pháp điều trị ung thư làm suy yếu hệ thống miễn dịch vì chúng tiêu diệt các tế bào ung thư. Và nếu bạn mắc bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch bị ức chế là kết quả mong muốn.

Các phương pháp điều trị bệnh tự miễn dịch thường là các loại thuốc được sử dụng nhằm mục đích làm suy yếu hệ thống miễn dịch bởi hệ miễn dịch của chính bệnh nhân được phục hồi và tấn công các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Quá trình này có thể gây rắc rối kép, vì nó có thể khiến bạn dễ bị nhiễm COVID-19 và nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn. Đồng thời, cũng hạn chế khả năng cơ thể bạn tạo ra kháng thể cần thiết để loại bỏ nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị như vậy bao gồm việc sử dụng lâu dài corticosteroid và các liệu pháp như sinh học và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDS).

Ghép nội tạng hoặc tủy xương:

Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hơn trong những tuần đầu tiên sau khi cấy ghép tủy xương vì cơ thể bạn không có nhiều tế bào bạch cầu. Nếu bạn đã cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương, bạn cũng cần tiếp tục dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch của mình. Những loại thuốc này, còn được gọi là thuốc chống đào thải và thuốc ức chế miễn dịch, giúp cơ thể bạn chấp nhận các tế bào mới và ngăn chặn các tế bào miễn dịch mới tấn công các mô bình thường.

Thuốc trầm cảm có thể cải thiện tình trạng rối loạn tình dục ở nữ
Cần dùng thêm thuốc ức chế hệ thống miễn dịch khi tiến hành cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương

Tuổi tác:

Khi già đi, bạn dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, đôi khi hệ thống miễn dịch ở những người lớn tuổi không phản ứng bình thường với các bệnh nhiễm trùng vì nó không hoạt động tốt như người trẻ tuổi. Do đó, họ có thể bị nghiêm trọng hơn khi bị cúm hoặc COVID-19.

COVID-19 có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người già có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn làm suy yếu các cơ quan do nhiễm coronavirus, chẳng hạn như tim và phổi.

Hút thuốc:

Theo chuyên gia, những người hút thuốc có xu hướng bị bệnh nặng hơn do nhiễm trùng. "Có thể là hút thuốc ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng thích hợp của hệ thống miễn dịch.

COVID-19 là một bệnh đường hô hấp, có nghĩa là nó tấn công mũi, họng và phổi, ngoài ra còn có các cơ quan khác. Hút thuốc lá làm tổn thương phổi, vì vậy những người hút thuốc cũng có thể không có đủ mô phổi khỏe mạnh để chống chọi với sự tấn công từ vi rút.

2. Nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID -19 khi hệ miễn dịch bị suy yếu

Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ cao bị bệnh nặng do SARS-CoV-2, đây là virus gây ra đại dịch toàn cầu COVID-19 hiện nay. Chúng cũng có thể lây nhiễm trong khoảng thời gian dài hơn so với những bệnh nhân khác mắc COVID-19.

Một báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC ) cho biết hệ miễn dịch suy yếu dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.

  • Một nửa số bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh tiểu đường cần nhập viện.
  • 78% bệnh nhân COVID -19 cần được chăm sóc đặc biệt có ít nhất một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
  • 71% những người cần nhập viện vì COVID-19 (nhưng không phải chăm sóc đặc biệt) có ít nhất một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
tử vong do Covid-19
Hệ miễn dịch suy yếu khiến người bệnh dễ bị nhiễm COVID-19 hơn

Những người có hệ thống miễn dịch kém có thể không chống lại được sự tấn công của COVID -19 như những người khác. Cơ thể những bệnh nhân này không có những phản ứng miễn dịch cần thiết để chống lại sự xâm nhập của SARS-CoV-2 trong giai đoạn đầu. Khả năng tạo kháng thể cũng có thể bị hạn chế, vì vậy hệ miễn dịch có thể không loại bỏ được virus một khi bị nhiễm.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch hoạt động quá mức cũng có thể dẫn đến một số tác động ngoài ý muốn cho người bệnh. Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức gây ra tổn thương phổi và viêm phổi ở những bệnh nhân mắc COVID-19. Khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt sẽ giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Cytokine có thể đem lại hiệu quả cho cơ thể, tuy nhiên chúng cũng có thể gây tổn thương mô khi hoạt động quá mức.

Có khả năng một số bệnh nhân có hệ miễn dịch hoạt động không mạnh sẽ ít bị những biến chứng này hơn. Cũng có thể các bệnh nhân sẽ có các phản ứng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cơ bản và khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch.

3. Cách tốt nhất để ngăn ngừa COVID-19 khi bị suy giảm hệ miễn dịch

Khi bị suy giảm hệ miễn dịch, bạn cần đặc biệt cảnh giác với COVID -19 bằng cách thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng, hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa ít nhất 60% cồn. Chà xát tay đến khi cảm thấy khô.
  • Tránh rời khỏi nhà càng nhiều càng tốt và tập giãn cách xã hội. Nếu phải rời khỏi nhà, tránh tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt bằng cách thực hiện giãn cách xã hội. Duy trì khoảng cách ít nhất 2m. Tránh tụ tập nơi đông người hoặc những nơi tụ tập đông người. Nên sử dụng dịch vụ giao hàng đến tận nhà.
Nước rửa tay khô có tác dụng diệt khuẩn thế nào?
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước để ngăn ngừa COVID-19

  • Che miệng và mũi bằng khẩu trang khi ở gần người khác để bảo vệ những người xung quanh trong trường hợp bạn bị nhiễm bệnh và yêu cầu người khác làm điều tương tự. Hãy ghi nhớ, không được dùng khẩu trang bằng vải cho trẻ em dưới 2 tuổi, những trường hợp bị khó thở hay mất khả năng vận động hoặc không thể tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.
  • Vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào. Bao gồm bề mặt bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, tay cầm, bàn làm việc, điện thoại, bàn phím máy tính, bồn cầu, vòi nước, bồn rửa mặt.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn cần:

  • Tiếp tục kế hoạch điều trị của bản thân. Không dùng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào mà không có ý kiến của bác sĩ.
    • Tham khảo với bác sĩ về bất cứ vấn đề nào bạn quan tâm về phương pháp điều trị
    • Thường xuyên thăm khám bệnh theo lịch trình
    • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết do bác sĩ chỉ định
    • Liên hệ ngay với cơ sở y tế nếu bạn cảm thấy không khỏe
  • Chuẩn bị sẵn thuốc trong ít nhất 30 ngày nếu bạn cần hoặc muốn ở nhà trong vài tuần
  • Liên hệ ngay với cơ sở y tế nếu bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân

Đến thời điểm hiện tại, chưa có thuốc đặc trị COVID-19, chưa có vắc xin ngăn ngừa COVID-19, vì vậy việc thực hiện điều trị hiện nay nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng bệnh, hỗ trợ chức năng của các cơ quan quan trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: pennmedicine.org, cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan