Ớn lạnh sau khi mắc Covid - 19

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khi nhiễm covid-19 cơ thể bạn sẽ chiến đấu chống lại virus và biểu hiện bằng các triệu chứng như sốt ớn lạnh, ho, hắt hơi,... đây là các phản ứng tốt giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, một số triệu chứng vẫn tồn tại và kéo dài sau khi đã khỏi bệnh. Một trong số đó là tình trạng sốt ớn lạnh khi bị covid, tình trạng này có thể là triệu chứng hậu covid hoặc do một nguyên nhân khác.

1. Ớn lạnh là bị gì?

Ớn lạnh, sợ lạnh là khi cơ thể bạn cực kỳ nhạy cảm với cái lạnh. Ớn lạnh nghiêm trọng hơn cảm giác lạnh bình thường. Nếu bạn bị ớn lạnh, sợ lạnh, bạn có thể sẽ phàn nàn về cảm lạnh khi những người xung quanh cảm thấy thoải mái hoặc ấm áp. Bạn có thể cần thêm nhiều lớp quần áo nhưng đôi khi vẫn không làm giảm được cảm giác ớn lạnh, sợ lạnh của bạn.

1.1. Nguyên nhân, cơ chế gây ra chứng ớn lạnh?

Nhiệt độ cơ thể được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống khác nhau. Một phần của não được gọi là vùng dưới đồi hoạt động như “bộ điều nhiệt” để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bạn. Nó gửi thông điệp đến cơ thể để điều chỉnh quá trình sản sinh nhiệt hoặc các cách để hạ nhiệt.

Vùng dưới đồi cũng chỉ đạo tuyến giáp tăng hoặc giảm sự trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp là một phần quan trọng của chu trình này. Nó phải hoạt động bình thường để đốt cháy calo trong cơ thể và tạo ra nhiệt, năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Lưu lượng máu giúp tải nhiệt đi khắp cơ thể và chất béo trong cơ thể bạn, giúp duy trì nhiệt độ cũng rất quan trọng. Ớn lạnh có thể là kết quả của một hoặc kết hợp nhiều vấn đề nêu trên.

1.2. Xuất hiện triệu chứng ớn lạnh là bị gì?

Ớn lạnh có thể do sức khỏe toàn thể kém hoặc là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu
  • Chán ăn dẫn đến mất chất béo trong cơ thể
  • Suy giáp: tuyến giáp không tạo đủ hormon giáp.
  • Các vấn đề về mạch máu: Làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi.
  • Rối loạn vùng dưới đồi

Ngoài ra, bạn có thể bị ớn lạnh khi cơ thể bị mất nước, thiếu vitamin B12, thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi,... hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc.

Nếu tình trạng ớn lạnh kèm theo sốt thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây sốt dựa trên quá trình bệnh và các triệu chứng kèm theo khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốt như: cảm lạnh và cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày, viêm xoang, viêm tai, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng tiết niệu...

Bạn cần được thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu, xét nghiệm nồng độ hormone,... để xác định xem bạn có mắc bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào hay không?

2. Sốt lạnh khi bị covid có triệu chứng thế nào?

2.1. Sốt lạnh khi bị covid

Sốt lạnh khi bị covid là một trong những triệu chứng thường gặp do phản ứng bảo vệ chống lại virus của hệ miễn dịch gây ra. Trong phản ứng này, các cơ trong cơ thể sẽ liên tục co bóp và thư giãn để tăng nhiệt độ toàn thân nhằm ức chế khả năng sinh sản và gây bệnh của virus. Với những trường hợp sốt lạnh khi bị covid có thể chỉ kéo dài vài ngày hoặc kéo dài hàng tuần đến hàng tháng nếu bị nhiễm trùng toàn thân. Thông thường, các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, sốt lạnh khi bị covid có thể kéo dài thêm 6 tuần đến vài tháng kể từ sau khi đã test lại covid lần cuối âm tính (khỏi bệnh).

2.2 Sốt lạnh sau khi bị covid

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 37,5 độ C khi cặp nhiệt ở miệng hoặc nách. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân nhiệt độ cơ thể của họ không thực sự tăng (chỉ từ 36 đến 37,4 độ C) nhưng họ vẫn có cảm giác nóng bức ở ngực, cổ gáy, lòng bàn tay bàn chân, triệu chứng này có thể được gọi là cảm giác sốt. Về cảm giác ớn lạnh sau khi bị covid định nghĩa cũng giống như cơn ớn lạnh bình thường.

Không như sốt có thể gây ra một số tác hại cho cơ thể, nếu bạn chỉ có cảm giác sốt, ớn lạnh thì tình trạng này không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó lại khá ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, làm việc và có thể khiến người bệnh lo lắng, nghi ngờ về nguy cơ tái nhiễm covid.

3. Làm thế nào để phân biệt sốt lạnh khi bị covid, hậu covid với các bệnh lý khác?

3.1 Phân biệt sốt lạnh khi bị covid và một số bệnh lý khác

Để chẩn đoán phân biệt sốt lạnh có phải do covid hay không thì bạn có thể áp dụng phương pháp chẩn đoán test nhanh Covid-19 hoặc làm xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng bạn mắc một bệnh lý khác gây ra sốt ớn lạnh đi kèm với tình trạng nhiễm virus corona. Trong trường hợp này, các bệnh lý cần chẩn đoán phân biệt tương đối giống với trong sốt lạnh hậu covid.

3.2 Phân biệt sốt lạnh hậu covid với một số bệnh lý khác

Để xác định chính xác triệu chứng sốt lạnh có phải là hậu covid không thì bạn sẽ được bác sĩ cho đo nhiệt độ, làm một số xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm hơn như sốt rét, sốt nhiễm khuẩn, hạ huyết áp, hạ đường máu, suy giáp,...

4. Cần xử trí như thế nào khi có cảm giác sốt ớn lạnh kéo dài sau khi đã khỏi covid?

Nếu cảm giác sốt ớn lạnh vẫn tiếp diễn sau khi đã khỏi covid thì điều đầu tiên bạn nên làm là điều hòa lại cơ thể bằng cách:

Những điều này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, tăng cường lưu thông máu, tăng nhiệt độ cơ thể, giảm dần cảm giác ớn lạnh. Sau khi đã thực hiện các biện pháp trên nhưng tình trạng cảm giác sốt ớn lạnh vẫn không thuyên giảm hoặc gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thích hợp.

5. Sốt ớn lạnh theo y học cổ truyền

Ớn lạnh trong y học cổ truyền được xếp theo chứng “ố hàn”. Theo đó, người bệnh dù có mặc thêm quần áo hay sưởi ấm gần bếp lửa, nhưng cảm giác sợ lạnh vẫn không thuyên giảm. Nguyên nhân gây ra chứng này là do tà khí còn tồn tại trong cơ thể chưa được giải hết hoặc “khí hư, dương hư” do bị tổn thương sau một đợt cảm nhiễm ngoại tà.

Cảm giác sốt, sốt có thể được xếp theo chứng “phát nhiệt” và nguyên nhân gây bệnh cũng là do tà khí chưa giải ra hết. Từ đó khiến cho dương khí bị uất bế ở trong không đào thải được qua da mà tạo nên cảm giác nóng sốt.

Nguyên tắc điều trị chung cho các chứng này là trừ bỏ tà khí còn lại trong cơ thể, bồi bổ chính khí nâng cao sức khỏe vốn có của con người. Việc điều trị có thể kết hợp nhiều phương pháp như: dùng thuốc Đông y sắc thành thang uống, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập dưỡng sinh,...

Ớn lạnh sau khi mắc bệnh Covid 19 là một trong các triệu chứng hậu Covid-19 rất nhiều người mắc phải. Theo đó, nếu bạn thực hiện các biện pháp cải thiện nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm và xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám sức khỏe và nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Theo khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế ngày 14/01/2022, tất cả người bệnh COVID-19 cần tái khám 2-4 tuần sau xuất viện. Kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 giúp đánh giá, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các yếu tố nguy cơ của biến chứng hậu COVID-19.

Biến chứng hậu COVID-19 tồn tại ở mỗi người khác nhau nhưng có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Bệnh nhân khi thăm khám sớm có thể kịp thời phát hiện và điều trị di chứng do SARS-CoV-2 gây ra, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan