Rối loạn nội tiết hậu COVID

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Hoàng Yến- Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Rối loạn nội tiết hậu COVID-19 có thể gây ra cho người bệnh nói chung và những người mắc bệnh lý nền nói riêng gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Chẳng hạn như tình trạng mệt mỏi kéo dài hoặc làm tăng các bệnh lý nền,... Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về tình trạng này nhằm giúp người bệnh có các biện phải cải thiện hợp lý.

1. Hậu COVID và các vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng trong cơ thể trong đó có rối loạn nội tiết

Trong một nghiên cứu thực hiện với 4000 bệnh nhân mắc COVID-19 ở hơn 56 quốc gia cho thấy, tỷ lệ người bệnh hồi phục sức khoẻ sau 35 tuần chiếm 91% và trong số đó có 45% người bệnh bị giảm khả năng lao động.

Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại Anh cũng chỉ ra kết quả có khoảng hơn 10% người bệnh sau khi nhiễm COVID-19 phải mất khoảng hơn 3 tuần mới hồi phục sức khỏe hoàn toàn và một tỷ lệ nhỏ trong nghiên cứu này phải mất hơn 1 tháng sau mới hồi phục hoàn toàn.

Các triệu chứng và mức độ biểu hiện bệnh sau mắc COVID-19 có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó bao gồm năng lực thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân người bệnh, môi trường xung quanh, các bệnh lý kèm theo, hoặc các mức độ tác động COVID-19 đến các cơ quan trong cơ thể,... Bên cạnh đó, một số người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như rối loạn nội tiết, rối loạn giấc ngủ, phát ban ở da, khó ngủ, sương mù não là một rối loạn nhận thức gây căng thẳng, mệt mỏi,...

Trên thực tế thống kê cho thấy những người mắc COVID-19 có triệu chứng và không có triệu chứng đều có thể gặp các vấn đề liên quan đến hậu COVID trong đó bao gồm rối loạn nội tiết. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc nhiều hơn nữa. Các nghiên cứu theo dõi sau nhiễm COVID có thời gian kéo dài từ 2 đến 3 tháng cho thấy có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ và mức độ biểu hiện các di chứng của hậu COVID:

  • Tải lượng virus SARS-CoV-2 khá cao, sự hiện diện của một số lượng tự kháng thể tấn công nhầm vào mô của cơ thể.
  • Do sự kích hoạt lại của virus Epstein-Barr (EBV) - virus khá phổ biến trong cơ thể người. Virus này cũng chính là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân và liên quan tới một số loại ung thư như ung thư biểu mô vòm họng, ung thư lympho, ung thư dạ dày,...
  • Những người mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Các yếu tố như tuổi, giới tính, hoặc bệnh lý đi kèm của người bệnh,...

2. Hội chứng mệt mỏi liên quan đến rối loạn nội tiết hậu COVID-19

Nội tiết tố bị rối loạn có thể gây ra các hội chứng mệt. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng, COVID-19 sử dụng hệ men chuyển ACE 2 - là protein xuyên màng thuộc nhóm các thụ thể chức năng loại 2 và TMPRSS2 - protein thiết yếu cho quá trình cắt protein của virus, hai thành phần này chính là chìa khoá để giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào vật chủ. ACE 2 và TMPRSS2 đều được biểu lộ rộng rãi ở nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể như hạ đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến tụy và tuyến sinh dục. Vì vậy, bên cạnh việc virus SARS-CoV-2 gây ra các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp cấp tính thì nó còn ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết trong cơ thể và dẫn đến việc gây ra các rối loạn về chức năng của các vị trí này. Chính vì nguyên nhân này cũng khiến cho những người bệnh sau mắc COVID-19 vẫn cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.

3. Cách làm giảm thiểu tác động gây rối loạn nội tiết hậu COVID-19

Để kiểm soát được tình trạng tác động của COVID-19 tới người bệnh nói chung và tới người hậu COVID rối loạn nội tiết nói riêng, thì người bệnh cần thực hiện đầy đủ mũi vắc xin, chủ động tự chăm sóc bản thân để nâng cao sức khoẻ, nâng cao hệ miễn dịch. Những yếu tố này chính là chìa khóa giúp phòng chống lại hậu COVID-19.

Để thực hiện được các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, thói quen vận động, hỗ trợ sức khỏe tinh thần như: ăn uống cân đối, đủ chất, đồng thời tăng lượng chất xơ và vitamin từ rau xanh và trái cây. Thêm vào đó, nên bổ sung sữa và các loại thực phẩm như cá, trứng, các loại hạt,... để bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường các vận động và bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh

Người bệnh cũng nên quan tâm đến chất lượng và số lượng giấc ngủ để đảm sức khoẻ và nâng cao thể trạng.

Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế môi trường thuốc lá, đồng thời kiểm soát trạng thái stress, duy trì các thuốc đang điều trị bệnh lý nền.

4. Một vài lưu ý đối với bệnh nhân mắc bệnh nội tiết

Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nội tiết hiện nay khá phổ biến như đái tháo đường, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận,... Tuy nhiên, những bệnh này nếu rối loạn nội tiết hậu Covid cần lưu ý nhiều hơn. Các vấn đề sức khoẻ của những đối tượng này sau khi mắc COVID-19 có thể kéo dài 2 đến 3 tháng sau nhiễm và thậm chí thời gian này có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc nhiều hơn nữa.

  • Đối với bệnh nhân đái tháo đường

Ngoài việc điều trị và chăm sóc do COVID-19 thì vẫn cần theo dõi chỉ số đường huyết ở nhiều thời điểm khác nhau để có thể kiểm soát và duy trì mục tiêu điều trị hoặc có thể điều chỉnh kịp thời khi có bất thường xảy ra. Thêm vào đó, người bệnh vẫn duy trì uống thuốc đầy đủ. Bởi vì cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho biết việc phải sử dụng thuốc ức chế DPP4 và ức chế men chuyển. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện duy trì chế độ ăn uống, luyện tập để duy trì mức đường huyết và tránh đường huyết thay đổi thất thường có thể hạ hoặc tăng.

Những người bệnh đái tháo đường thường mắc thêm các bệnh lý khác đặc biệt ở những người có độ tuổi cao. Vì vậy, hậu COVID-19 ở những đối tượng này không thể chủ quan. Ngoài việc tuân thủ thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh cần điều trị các bệnh lý khác (nếu có). Trong trường hợp người bệnh gặp các dấu hiệu bất thường về chỉ số sinh tồn như nhịp thở, nhịp tim, đường thở, huyết áp, tình trạng nước tiểu,... cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có phương án điều trị kịp thời.

  • Đối với các bệnh lý khác như suy thận.

Người bệnh tuyệt đối không được ngưng thuốc điều trị, thậm chí trong những ngày mắc bệnh cần phải tăng liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp vẫn tiếp tục duy trì thuốc nền. Nếu gặp các dấu hiệu bất thường như đau vùng tuyến giáp, đau đầu, hồi hồi và có đánh trống ngực thì người bệnh cần tái khám sớm để có thể điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan