Làm thế nào cải thiện rối loạn tiêu hóa hậu COVID?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Tấn Phúc - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Những người mắc COVID 19 sau khi khỏi bệnh vẫn có thể gặp hàng loạt các di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, đau cơ... Đặc biệt với một số bệnh nhân còn bị rối loạn tiêu hoá, thậm chí nặng hơn tiêu chảy liên tục. Vậy nguyên nhân nào gây ra những di chứng này và có cách nào cải thiện được tình trạng này không?

1. Virus SARS-CoV-2 và đường xâm nhập vào hệ tiêu hoá

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào niêm mạc mũi hoặc miệng rồi xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ biến các tế bào trong cơ thể thành một nhà máy giúp tạo ra hàng triệu bản sản của chính nó và gây nên bệnh COVID 19. Virus sau khi đi vào cơ thể, sẽ nhờ sự hỗ trợ của men chuyển ACE 2 tấn công vào nhiều loại phủ tạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng hoạt động của cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt đối với hệ tiêu hoá, virus SARS-CoV-2 sẽ ảnh hưởng từ khi người bệnh hít phải giọt bắn của người mang bệnh và sẽ tấn công cơ thể bằng hai con đường:

  • Virus SARS-CoV-2 đi vào phổi và qua đường hô hấp và khi đó thì biểu hiện bệnh COVID sẽ tập trung ở phổi. Bệnh nhân có thể sẽ tử vong với những bệnh lý ở phổi cùng với trạng thái viêm phổi đông đặc.
  • Virus đi thông qua các gai của virus gắn vào các tế bào của hệ thống men chuyển ACE 2. Và hệ thống men chuyển này phân bố khá nhiều trên hệ tiêu hoá, đến gan, mật và đường ống tiêu hoá. Hệ thống ACE2 đóng vai trò chính của quá trình vận chuyển acid amin ở biểu mô ruột và liên quan đến sản xuất các peptide kháng khuẩn. Vì vậy, nó cũng có vai trò duy trì hàng rào bảo vệ ruột, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Khi virus bám vào hệ thống men chuyển ACE 2 sẽ khiến cho men chuyển bị hao hụt và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của ruột và các acid amin trong chế độ ăn. Từ đó, gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch ruột.

2. Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá của hậu COVID

Nguyên nhân đầu tiên là do sự tác động của virus SARS-CoV-2 đối với hệ thống men chuyển ACE 2 trong cơ thể. Ở những trường hợp bị thiếu oxy, làm hạn chế dòng chảy của máu cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó bao gồm cả hệ tiêu hoá. Tình trạng thiếu oxy này còn gây cản trở các hoạt động tiêu hoá và hấp thu thức ăn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá.

Gan cũng chịu tổn thương bởi virus SARS-CoV-2 khiến cho quá trình sản xuất insulin, dịch mật... bị hạn chế gây chán ăn hoặc các vấn đề khác liên quan đến tiêu hoá.

Các dấu hiệu nhận biết về triệu chứng tiêu hoá của hậu COVID bao gồm: Tiêu chảy, chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn và nôn, đầy bụng hoặc đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích hoặc loạn khuẩn đường ruột, thậm chí xuất huyết đường tiêu hoá... Tất cả những triệu chứng này làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến cho người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng, kiệt sức, tổn thương đường tiêu hoá...

3. Các biện pháp khắc phục rối loạn tiêu hoá hậu COVID

3.1. Đối với tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá hậu COVID

Rối loạn tiêu hoá ở người tiêu chảy ở bệnh nhân hậu COVID có thể mất nước nghiêm trọng. Mất nước nhẹ thường khá phổ biến và được phục hồi nhanh chóng qua uống nhiều nước hoặc bổ sung bù nước điện giải. Nhưng khi mất nước nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ bị tử vong rất cao, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi vì, lúc này tất cả các cơ quan trong cơ thể cần một lượng dịch nhất định để thực hiện chức năng, nhưng cơ thể không đáp ứng được.

Bù dịch cho phần lớn người bệnh tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá hậu COVID được thực hiện bằng cách sử dụng oresol. Trong oresol có chứa glucose, muối kali, natri... nên hoà tan với nước theo hướng dẫn. Nên sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi đã pha với nước.

Sử dụng thuốc giảm tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá hậu COVID có tác dụng làm giảm nhu động ruột, đồng thời cũng giảm tiết dịch ở đường tiêu hoá và tăng cường trương lực cơ co thắt ở hậu môn. Từ đó giúp giảm số lượng và tần suất đại tiện. Hơn nữa, thuốc giảm tiêu chảy còn kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn trong ruột, tăng quá trình vận chuyển dịch và các chất điện giải qua niêm mạc ruột. Khi đó, sẽ làm giảm hiện tượng mất nước và điện giải đồng thời tăng độ đặc và giảm khối lượng phân. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và chống chỉ định khi suy gan, thận. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.2. Các giải pháp khác khắc phục rối loạn tiêu hoá hậu COVID

  • Nghỉ ngơi, thư giãn một cách hợp lý.
  • Uống nước nhiều hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ nên chọn nước lành mạnh như nước suối, nước lọc, nước ép trái cây.... tránh những loại nước dễ kích thích đường tiêu hoá như cà phê, bia, rượu, nước ngọt có gas,...
  • Có thể tìm hiểu và lựa chọn thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất đặc biệt các vitamin C, vitamin D, vitamin B12, canxi
  • Đối với thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt... hãy bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhằm đảm bảo một chế dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao sức khỏe và thể trạng.
  • Yêu cầu lựa chọn đầu tiên cho các món ăn là phải dễ tiêu hoá, mềm, dễ nhai, nuốt... Nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ... để giảm áp lực lên dạ dày và đại tràng.
  • Có thể bổ sung thêm men vi sinh giúp làm dịu dạ dày và tăng cường sức khỏe đường ruột.

COVID 19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Hệ tiêu hoá có lẽ được xem như phải gánh chịu hậu quả khá nặng nề từ virus này. Vì vậy, người đã khỏi bệnh vẫn cần lưu tâm các vấn đề này, đồng thời theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Helicobacter Pylori
    Một số tác dụng phụ thường gặp khi điều trị Helicobacter Pylori

    Có đến khoảng 50% trường hợp điều trị Helicobacter pylori sẽ gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường nhẹ, thoáng qua và chỉ một tỷ lệ nhỏ (<10%) phải ngừng điều trị do tác dụng ...

    Đọc thêm
  • sagapanto
    Công dụng thuốc Sagapanto

    Sagapanto là thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là Pantoprazol Natri Sesquihydrate. Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH TM Dược phẩm Quốc tế Thiên Đan. Vậy thuốc Sagapanto nên sử dụng thế nào?

    Đọc thêm
  • Omag 20
    Công dụng thuốc Omag 20

    Omag 20 là thuốc đường tiêu hóa điều trị dạ dày, chứa thành phần chính omeprazol. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc Omag 20, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Antipylo
    Công dụng thuốc Antipylo

    Thuốc Antipylo được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày khi liệu pháp kháng loét thông thường không đem lại hiệu quả... Cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm
  • Cadilanso
    Công dụng thuốc Cadilanso

    Thuốc Cadilanso với thành phần chính là Lansoprazole, một hoạt chất có tác dụng dụng kháng tiết acid dịch vị. Thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh làm tăng tiết acid, loét dạ dày tá tràng... Để hiểu ...

    Đọc thêm