Vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 không?

Đã có nhiều nghiên cứu trước đã chứng minh rằng có việc bổ sung vitamin D sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp nói chung. Cần lưu ý là hiện tại, chưa có cách chữa trị cho COVID-19 và không có biện pháp dự phòng nào ngoài việc giãn cách xã hội, thực hành vệ sinh đúng cách như giữ tay sạch sẽ, đeo khẩu trang nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

1. Vitamin D ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch như thế nào?

Vitamin D là cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch, đây là tuyến phòng thủ đầu tiên trong cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào T và đại thực bào, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi mầm bệnh. Nó có cả đặc tính chống viêm, điều hòa miễn dịch và chức năng kích hoạt sự phòng thủ của hệ miễn dịch.

Tế bào miễn dịch
Vitamin D tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch trong cơ thể

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng vitamin D thấp làm tăng khả năng nhiễm bệnh và dễ mắc các rối loạn liên quan đến miễn dịch. Ví dụ, nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, bao gồm bệnh lao, hen suyễnbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus và vi khuẩn khác.

Hơn nữa, thiếu vitamin D có liên quan đến việc giảm chức năng phổi, làm giảm khả năng của cơ thể trong việc chống chọi với nhiễm trùng đường hô hấp.

2. Uống vitamin D có thể bảo vệ chống lại COVID-19?

Hiện tại, không có cách chữa trị hay dự phòng nào cho COVID-19. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D hoặc thiếu vitamin D đối với nguy cơ mắc COVID-19 do virus corona chủng mới gây ra.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin D làm suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngược lại thì việc bổ sung vitamin D có thể tăng cường đáp ứng miễn dịch và bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp nói chung.

coronavirus
Chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự ảnh hưởng của bổ sung vitamin D tới nguy cơ mắc covid-19

Một nghiên cứu gần đây trên 11.321 người từ 14 quốc gia đã chứng minh rằng bổ sung vitamin D làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở cả những người thiếu vitamin D và những người có mức độ vitamin D vừa phải. Nghiên cứu chỉ ra việc bổ sung vitamin D giúp giảm 12% nguy cơ phát triển ARI. Hiệu quả bảo vệ được nhìn thấy rõ rệt nhất ở những người có mức vitamin D thấp.

Bổ sung vitamin D cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi, những người có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về đường hô hấp như COVID-19.

Hãy nhớ rằng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc bổ sung vitamin D có thể bảo vệ bạn khỏi việc mắc COVID-19. Tuy nhiên, thiếu vitamin D có thể làm tăng sự nhạy cảm đối với nhiễm trùng nói chung bằng cách làm tổn hại chức năng miễn dịch, bao gồm cả COVID-19. Những người lớn tuổi mà thiếu vitamin D khi mắc COVID-19 thì có khả năng sẽ gặp nhiều biến chứng nặng hơn.

3. Bổ sung bao nhiêu vitamin D một ngày?

Việc vitamin bổ sung cho hiệu quả tốt hơn khi bổ sung hàng ngày hoặc hàng tuần với liều lượng nhỏ. Ngược lại khi dùng một liều lớn trong 1 lần và khoảng cách giữa hai liều là lớn thì hiệu quả giảm đi.

Vì những lý do kể trên mà bạn rất nên đi kiểm tra xem cơ thể của bạn có thiếu vitamin D hay không.

Phụ nữ 30 tuổi khám sức khỏe tổng quát cần kiểm tra những gì
Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể luôn đủ vitamin D

Tùy thuộc vào nồng độ vitamin D trong máu của bạn, việc bổ sung 1.000 tới 4.000 IU vitamin D mỗi ngày là liều lượng đủ cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người được chẩn đoán là thiếu hụt vitamin thì sẽ cần liều cao hơn để nhanh chóng bù lại lượng vitamin đã thiếu.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan