Bệnh đái tháo đường có nên ăn bơ không ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bơ là một loại quả đặc biệt có chứa nhiều các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe con người, nó được coi là một hoa quả lựa chọn lý tưởng dành cho những bệnh nhân đái tháo đường vì khả năng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường hỏi hoặc thắc mắc với bác sĩ nội tiết: “ Bị bệnh đái tháo đường có được ăn bơ với sữa không?”

1. Lợi ích của quả bơ đối với sức khỏe con người

là một loại quả rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của con người và chứa nhiều vitamin vô cùng tốt đối với sức khỏe như là: làm đẹp da và tốt cho hệ tiêu hóa.

Thực tế trong quả bơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu bao gồm vitamin A, E, B6 hoặc C cùng các khoáng chất quan trọng khác như là folate, protein, canxi, kali, photpho hoặc đồng. Những chất này đều rất tốt và cần thiết cho sức khỏe toàn diện của con người nhất là ở phụ nữ đang mang thai.

Bơ không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà mà nó còn chứa hàm lượng axit folic cao nên rất có ích cho những người bị thiếu máu hoặc có vấn đề về tiêu hóa như là ăn uống đầy bụng khó tiêu.

Ngoài ra bơ cũng có chứa nhiều hàm lượng chất béo đơn không bão hòa góp phần kiểm soát tốt mức cholesterol trong máu và các bệnh lý tim mạch. Đặc biệt quả bơ cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao từ đó giúp ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do có hại có thể gây ra các bệnh như đục thủy tinh thể, tăng mỡ máu, bệnh ung thư hoặc cao huyết áp.

2. Khi mắc bệnh đái tháo đường có ăn bơ được không?

Việc kiểm soát các chỉ số đường huyết rất quan trọng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường. Các chuyên gia dinh dưỡng thường đưa ra khuyến cáo những người mắc bệnh đái tháo đường nên lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, ít đường, ít carbonhydrat để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu của mình.

Theo nghiên cứu thì quả bơ có thể đáp ứng những nhu cầu này đối với các bệnh nhân tiểu đường. Thông thường trong một trái bơ cỡ trung bình sẽ có khoảng 17g carbohydrate trong đó khoảng một phần năm trái bơ tương ứng với 38g chỉ chứa chưa đến 1g đường và 3g carbohydrate.

Điều này cho bệnh nhân thấy việc bệnh nhân đái tháo đường ăn bơ không ảnh hưởng nhiều tới việc tăng lượng đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn quá nhiều bơ cùng một lúc tốt nhất bạn chỉ nên ăn khoảng 1⁄4 đến 1⁄2 quả bơ một lần trong ngày nhưng phải vào các bữa phụ lúc giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều chứ không phải là bữa chính.

Quả bơ
Trong quả bơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu

3. Bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ ăn bơ có ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường máu không?

Thực tế thì hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong một trái bơ còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như là khối lượng, loại bơ, độ chín hoặc khu vực nuôi trồng. Một trái bơ trung bình sẽ chứa khoảng 250 - 300 calo. Với hàm lượng calo thấp như vậy nên khả năng gây tăng đường huyết của trái bơ là rất thấp (tức là chỉ số đường huyết thấp). Do đó, những người mắc bệnh đái tháo đường nói chung và bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ nói riêng không cần quá lo lắng khi bổ sung loại quả dinh dưỡng này vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

Nhiều phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng thường băn khoăn rằng liệu bơ có thực sự phù hợp trong chế độ ăn của họ hay không. Nhưng thực tế cho thấy việc bổ sung bơ vào chế độ dinh dưỡng không chỉ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường mà còn rất tốt đối với những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân. Bạn có thể sử dụng bơ để thay thế cho sốt mayonnaise hoặc phô mai.

Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nên hạn chế tiêu thụ các loại chất béo không lành mạnh thường có trong các thực phẩm chế biến sẵn như là: đồ chiên rán hoặc mỡ động vật. Mặt khác bơ là một loại hoa quả rất giàu các chất béo lành mạnh cho sức khỏe, và là một lựa chọn tuyệt vời đối với các bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ hoặc những người mắc bệnh béo phì.

Trong quả bơ cũng chứa một lượng lớn chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, chính điều này giúp làm giảm tốc độ chuyển hóa hấp thụ carbohydrate của cơ thể và ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết.

4. Lợi ích của trái bơ đối với người bệnh đái tháo đường

Dưới đây là một số lợi ích của trái bơ trong việc điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Làm tăng độ nhạy insulin (làm giảm đề kháng insulin) của cơ thể từ đó giúp kiểm soát đường huyết: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) việc tiêu thụ quá nhiều chất béo không bão hòa đơn có thể làm tăng độ nhạy của cơ thể với insulin khiến vận chuyển nhiều glucose ( GLUT4 ) vào các tế bào. Trong khi đó bơ lại là một thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa đơn và có hàm lượng chất xơ cao, giúp những bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể tăng khả năng kiểm soát mức đường huyết. Đồng thời cải thiện khả năng hoạt động hiệu quả của insulin ( giảm đề kháng insulin) từ đó cân bằng lượng đường huyết ở mức hợp lý.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch cho bệnh nhân đái tháo đường: Theo nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ bị đột quỵ hoặc có các vấn đề về tim mạch cao gấp đôi so với người bình thường.
  • Trong trái bơ rất dồi dào axit oleic, omega 9, linoleic và chất beta-sitosterol có khả năng làm giảm nồng độ chất béo có hại ( LDL ) mà không làm giảm HDL - chất béo có lợi trong cơ thể. Điều này giúp ngăn chặn khả năng tiến triển của đột quỵ hoặc các biến chứng tim mạch do bệnh nhân đái tháo đường gây ra.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Hầu hết các bệnh nhân mắc tiểu đường đều rất cần đến vitamin C để có thể bảo vệ thành mạch máu, nhất là những mạch máu nhỏ ( vi mạch ) có nguy cơ tổn thương cao do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, vitamin C cũng rất hữu ích trong việc chữa lành vết thương và tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch của cơ thể. Do trong trái bơ có chứa một lượng lớn vitamin C, giúp bệnh nhân có thể làm giảm nồng độ đường sorbitol trong máu, đồng thời ngăn chặn stress oxy hóa, từ đó phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm đối với hệ thần kinh tim mạch hoặc các bộ phận quan trọng khác của cơ thể.
  • Ngăn ngừa biến chứng thần kinh do bệnh nhân đái tháo đường: Không chỉ giàu chất xơ và vitamin C, quả bơ cũng chứa một lượng lớn vitamin E - một chất chống oxy hóa cần thiết để trung hòa các gốc tự do, nhất là trong các động mạch. Một tác dụng tuyệt vời khác của vitamin E là khả năng bảo vệ thần kinh khỏi sự tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung vitamin E có thể cải thiện được quá trình dẫn truyền thần kinh đối với bệnh lý thần kinh ngoại vi xuất phát từ bệnh tiểu đường loại 2.
  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì: Trong một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy, việc bổ sung bơ vào chế độ ăn hằng ngày có thể làm giảm đáng kể hàm lượng chất béo không tốt cho sức khỏe – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng béo phì. Thêm vào đó, do hàm lượng chất xơ cao nên bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó hạn chế tình trạng thèm ăn làm tăng nguy cơ béo phì ở bệnh nhân tiểu đường.

Với những lợi ích trên, ta có thể thấy rằng việc ăn bơ là hoàn toàn tốt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn với một mức độ vừa phải để đạt được lợi ích tốt nhất mà trái bơ mang lại. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho chế độ ăn uống của mình.

biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường
Bơ có thể giúp ngăn ngừa biến chứng thần kinh do bệnh đái tháo đường

5. Người đái tháo đường nên ăn bơ như thế nào là hợp lý nhất?

Dưới đây là một số cách mà người đái tháo đường nên biết khi bổ sung bơ vào chế độ ăn uống của mình:

  • Ăn bơ trực tiếp, khoảng 1⁄4 quả ( 50g ) trên mỗi lần ăn. Không nên thêm đường hoặc sữa vào bơ.
  • Làm salad bơ: Sử dụng 1/5 quả bơ bỏ vỏ và cắt nhỏ sau đó trộn cùng với các loại rau củ ít ngọt mà bạn yêu thích;
  • Làm sinh tố bơ: Sử dụng 1⁄4 quả bơ xay cùng đá có thể cho thêm một chút sữa ăn kiêng hoặc đường với lượng vừa phải.
  • Bạn có thể sử dụng bơ như một bài thuốc để điều trị bệnh đái tháo đường với công thức: 2 thìa canh bơ + 3 thìa nước ép rau bina.

Tóm lại bổ sung trái bơ vào chế độ ăn hàng ngày cho người đái tháo đường là việc làm cần thiết và tốt. Tuy nhiên trong trường hợp muốn biết lượng đường trong máu là bao nhiêu tình trạng đái tháo đường đang ở mức độ nào thì quý khách hàng có thể đăng ký gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Không chỉ tầm soát sức khỏe, gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu còn nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Sử dụng gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu tại Vinmec, khách hàng sẽ được:

  • Khám Chuyên khoa nội tiết (có hẹn)
  • Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động)
  • Định lượng Glucose
  • Định lượng HbA1c
  • Định lượng Axit Uric
  • Định lượng Cholesterol
  • Định lượng HDL-C(High density lipoprotein Cholesterol)
  • Định lượng LDL-C(Low density lipoprotein Cholesterol)
  • Định lượng Triglycerid
  • Định lượng Ure
  • Định lượng Creatinin
  • Đo độ hoạt AST (GOT)
  • Đo độ hoạt ALT (GPT)
  • Đo độ hoạt GGT (Gama glutamyl Transferase)
  • Định lượng MAU (Micro Albumin Arine)
  • Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực
  • Điện tim thường
  • Siêu âm doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ (động mạch cảnh)
  • Siêu âm Doppler động mạch, tĩnh mạch chi dưới (Động mạch chi dưới hai bên)

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

884 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan