Các loại nấm độc bạn cần biết

Có khoảng 70 - 80 các loại nấm độc nhưng chỉ một vài trong số đó có thể gây tử vong khi ăn phải. Chúng ta cần nhận biết những cây nấm dại hay cây nấm độc gây chết người này với loại nấm ăn được để tránh bị ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là các loại nấm độc bạn cần biết.

1. Cây nấm độc Death Cap

Cây nấm độc Death Cap, tên khoa học là Amanita phalloides, tiếng Việt gọi là nấm tử thần được biết đến là loại nấm nguy hiểm nhất trong số các loại nấm, được tìm thấy ở khắp châu Âu, có đặc điểm gần giống với nấm rơm và nấm caesar ăn được.

Loại nấm độc này có thể gây ngộ độc ngay cả khi được nấu chín bởi chúng có chứa chất amatoxin, đây là chất có đặc tính chịu nhiệt. Khi vào cơ thể, hoạt chất này nhanh chóng phá hủy các tế bào và sau khi ăn khoảng 6 - 12 giờ, cây nấm độc này bắt đầu gây ra các triệu chứng ngộ độc như:

Khi xuất hiện những tổn thương ở gan, thận và hệ thần kinh trung ương, người bị ngộ độc sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê và dễ dẫn đến tử vong cao.

2. Cây nấm độc Conocybe filaris

Conocybe filaris có tên khoa học là Pholiotina rugosa, tiếng Việt là nấm cỏ, là một trong các loại nấm độc cỏ có vẻ ngoài dường như không gây nguy hiểm, chúng đặc biệt phổ biến ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và có cùng độc tố với nấm mũ tử thần, vì vậy chúng có thể gây tử vong khi ăn phải.

Sau khi ăn nấm khoảng 6 - 24 giờ, các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện, bắt đầu từ hệ tiêu hóa, vì vậy thường dễ gây chẩn đoán nhầm là ngộ độc thực phẩm hoặc cúm dạ dày. Sau khi bị ngộ độc nấm, người bệnh nhân có thể hồi phục, nhưng thường tái phát suy giảm chức năng tiêu hóa đe dọa đến tính mạng, suy gan và suy thận.

Các loại nấm độc bạn cần biết
Cây nấm độc Conocybe filaris có thể gây tử vong khi ăn phải

3. Cây nấm độc Webcaps (loài Cortinarius)

Có 02 loài webcap là deadly webcap (tên khoa học là Cortinarius rubellus) và fool’s webcap (tên khoa học là Cortinarius orellanus), tiếng Việt thường gọi các loại nấm độc webcap này là nấm chết người. Các loài nấm Cortinarius này có bề ngoài rất giống nhau và trong đó có một số giống ăn được.

Độc chất trong nấm webcap là orellanin. Sau khi ăn phải, các triệu chứng ngộ độc xuất hiện ban đầu tương tự như bệnh cúm thông thường và có thể mất từ 2 - 3 ngày, các triệu chứng ngộ độc âm thầm mới xuất hiện, vì vậy dễ gây chẩn đoán sai. Cuối cùng, độc tố orellanin có trong nấm webcap sẽ gây suy thận và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

4. Cây nấm độc Autumn Skullcap

Cây nấm độc Autumn Skullcap có tên khoa học là Galerina marginata, tiếng Việt gọi là nấm mũ đầu lâu mùa thu, chủ yếu mọc ở khu vực Bắc bán cầu và một số vùng của nước Úc.

Galerina marginata là một loại nấm lớn có lá tia, nấm thối rữa, nghĩa là nó mọc trên những thân cây gỗ ẩm và làm cho cây bị thối rữa, mục nát. Loại nấm này có cùng độc chất amatoxin như nấm tử thần.

Khi ăn phải cây nấm độc Autumn Skullcap có thể bị ngộ độc với các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, hạ thân nhiệt, gan bị tổn thương và cuối cùng là dẫn đến tử vong nếu không được điều trị ngộ độc kịp thời.

Mặc dù loại nấm này có đặc điểm không giống với các loài nấm ăn được, nhưng một số trường hợp tử vong và ngộ độc do nấm được phát hiện là do thu mua nhầm với nấm Psilocybe gây ảo giác.

Các loại nấm độc bạn cần biết
Cây nấm độc Autumn Skullcap có cùng độc chất amatoxin như nấm tử thần

5. Cây nấm độc Destroying Angels (loài Amanita)

Cây nấm độc Destroying Angels, tiếng Việt gọi là nấm thiên thần hủy diệt, là một loài nấm trắng thuộc chi Amanita. Đây là loại nấm cực độc có đặc điểm bên ngoài rất giống với loại nấm ăn được là nấm mỡ và nấm cỏ tranh, vì vậy dễ gây nhầm lẫn khi thu mua.

Một trong những loài này, Amanita bisporigera, được coi là loại nấm độc nhất có thể gây chết người ở Bắc Mỹ. Sau khi ăn khoảng từ ​5 - 24 giờ, các triệu chứng ngộ độc bắt đầu xuất hiện bao gồm nôn mửa, mê sảng, co giật, tiêu chảy, suy gan và thận và cuối cùng dẫn đến tử vong.

6. Cây nấm độc Podostroma cornu-damae

Nấm Podostroma cornu-damae, tiếng Việt gọi là san hô lửa độc, là một loại nấm quý hiếm này có nguồn gốc từ châu Á, đã gây ra một số trường hợp tử vong ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cây nấm độc có phần thân quả (hay còn gọi là thể quả hoặc thể bào tử) màu đỏ này chứa độc tố mạnh có tên gọi là trichothecene, có thể gây suy đa cơ quan khi ăn. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm đau dạ dày, bong tróc da, rụng tóc, hạ huyết áp, hoại tử gan, suy thận cấp và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các loại nấm độc bạn cần biết
Nấm Podostroma cornu-damae chứa độc tố mạnh có tên gọi là trichothecene gây suy đa cơ quan

7. Cây nấm độc Deadly Dapperling

Cây nấm độc Deadly Dapperling có tên khoa học là Lepiota brunneoincarnata, cũng là một loại nấm chết người do có chứa độc chất amatoxin. Loài nấm độc này mọc khắp châu Âu và một phần của châu Á, trong chúng khá vô hại và do đó thường gây nhầm lẫn với những loại nấm có thể ăn được.

Mặc dù chúng ít gây ngộ, nhưng nếu vô tình ăn phải có thể gây nhiễm độc gan nghiêm trọng và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

8. Cây nấm độc Yellow-staining

Nấm Yellow-staining có tên khoa học là Agaricus xanthodermus, tiếng Việt gọi là nấm phiến đen chân vàng, là loại nấm độc phổ biến ở bang Victoria, Hoa Kỳ. Loài nấm dại này thường mọc hoang thành từng cụm ở các bãi cỏ và vườn, có màu trắng hoặc nâu (khi già đi hoặc chết) trông rất giống với nhiều loại nấm có thể ăn được.

Loại nấm này có mùi rất đặc trưng, giống như hóa chất khử trùng, i ốt hoặc dầu hỏa, nếu đem nấu, có thể bốc mùi đậm hơn. Sau khi ăn phải từ 30 phút - 2 giờ, các triệu chứng ngộ bắt đầu xuất hiện bao gồm đau quặn ở bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Ngoài ra, chúng có thể gây đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi và buồn ngủ, nhưng những triệu chứng này hiếm khi xuất hiện.

Có một vài cây nấm độc trong khoảng 70 - 80 loài nấm độc có khả năng gây tử vong nếu ăn phải. Vì vậy, nhận biết các loại nấm độc này là rất cần thiết để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: britannica.com, betterhealth.vic.gov.au

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan