Có nhất thiết phải dùng bột ăn dặm cho trẻ?

Một em bé sinh ra cần được chăm sóc cẩn thận để phát triển tốt. Dinh dưỡng hàng ngày là điều rất quan trọng cần đảm bảo về chất lượng và cân bằng về số lượng. Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ lần đầu nuôi con nhỏ đang loay hoay tìm bột ăn dặm, bột ăn dặm có thực sự cần cho trẻ và khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

1. Khái niệm cơ bản về bột ăn dặm, ăn dặm

Ăn dặm là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa và hoa quả... Các loại thực phẩm này có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế hoàn toàn được sữa mẹ.

Bột ăn dặm hiện nay trên thị trường được quảng cáo rất phổ biến dùng được cho trẻ từ 4 tháng tuổi với thành phần chính và sữa tăng trưởng. Còn vùng nông thôn thì loại bột ăn dặm thường sử dụng là tinh bột (gạo nếp) và các loại hạt được đập nghiền nát. Mục đích của cả 2 loại bột này là bé làm quen với việc ăn dặm, dễ dàng chuyển đổi từ việc chỉ ăn sữa sang ăn dặm với các loại thức ăn khác.

bột ăn dặm của trẻ
Bột ăn dặm của trẻ có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau

2. Vậy ăn dặm có tốt không và trẻ nên được ăn dặm từ giai đoạn nào.

Với thành phần dinh dưỡng từ bột ăn dặm trên thì bột ăn dặm là loại bột tốt. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) thì trong 6 tháng đầu đời thì trẻ nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và không cần thêm bất cứ sản phẩm nào khác.

Sữa mẹ có nguồn kháng thể lớn truyền cho con giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mặt khác, những tháng đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định nên việc cho bé ăn dặm sớm thì hệ tiêu hóa trẻ nhỏ vẫn chưa thể tiếp thu. Ngoài ra, khi nấu bột ăn dặm thì phụ huynh lại thêm vị mặn ngọt hay bột ăn dặm đóng hộp có thêm phụ gia, chất bảo quản sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa chưa ổn định của trẻ nhỏ.

Qua đó thì giai đoạn hết 6 tháng sang tháng thứ 7, cha mẹ mới nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Đây là lứa tuổi thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ cho phép trẻ nhai và cắn thức ăn.

Từ giai đoạn tháng thứ 7 trở đi, bố mẹ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của con nhiều hơn giúp bé phát triển toàn diện.

3. Bổ sung dinh dưỡng theo lứa tuổi

  • Trẻ đủ 6 tháng tuổi

Sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn, nguồn dinh dưỡng chính, thêm vào đó hãy bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thêm bột bữa bột pha loãng 5% trong ngày. Khi mới bắt đầu hãy cho trẻ ăn từ từ rồi tăng dần dần không cần ép đủ số lượng.

Giai đoạn này cũng bắt đầu cho trẻ tập ăn sữa chua, váng sữa hay hoa quả, nước ép hoa quả. Chú ý hoa quả nên chọn quả mềm nhiều nước và những loại quả có tính mát ít đường tránh làm trẻ bị nổi rôm. Sữa chua hay váng sữa cần mua loại phù hợp với độ tuổi của trẻ nhỏ.

Bột ăn dặm trong giai đoạn này là hợp lý. Mẹ cũng cần tham khảo giá trị dinh dưỡng từ chuyên gia để có khẩu phần ăn cho con hợp lí không bị thiếu hay thừa chất. Gợi ý một bát bột ăn dặm 5%: bột gạo 5g, nước 200ml, thịt lợn xay nhiễn 10g, rau xanh 10g, dầu ăn 3g.

trẻ ăn dặm
Khi đủ 6 tháng tuổi cha mẹ có thể cho trẻ bắt đầu ăn dặm

  • Trẻ từ 8 tháng

Giai đoạn này có những đứa trẻ đã mọc đủ 4 răng cửa hoặc không nên các bạn nhỏ cần tập phản xạ nhai nên bát bột không cần xay nhuyễn quá. Mẹ hãy thay đổi các loại rau ăn kèm bột phong phú để kích thích bé ăn ngon hơn và cũng tập cho bé ăn được các loại thực phẩm khác nhau.

Kèm theo sữa mẹ ăn hàng ngày thì bé cần được bổ sung thêm 2 bữa bột trong ngày, mỗi bữa 200ml và có bổ sung thêm 40ml hoa quả.

  • Trẻ 9 - 12 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ vận động nhiều hơn, ngủ ít hơn và mất sức nhiều hơn. Năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ thôi chưa đủ mà phải bổ sung thêm bột ăn dặm. Các bé cần được cho ăn 3 bữa bột trong 1 ngày, mỗi bữa 200ml. Trái cây và sữa chua cũng không thể thiếu trong giai đoạn này. Trái cây màu sắc sặc sỡ càng bổ sung nhiều vitamin.

  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi

Qua giai đoạn năm đầu đời của những thứ lần đầu: Nụ cười đầu tiên, cái lật người đầu tiên, tiếng bi bô đầu tiên. Từ 1 tuổi trở đi trẻ bắt đầu ăn cháo được rồi. Trẻ có thể được ăn đa dạng các loại thực phẩm 4 bữa trong ngày. Trẻ vẫn cần được ăn sữa mẹ, sữa bột pha loãng. Theo khuyến cáo thì nên cai sữa mẹ cho bé khi đủ 18 tháng tuổi.

Lứa tuổi này bé có thể ăn được đa dạng thực phẩm, tuy nhiên cần lưu ý tránh cho bé ăn bỏng ngô hay các loại hạt, hoa quả có hạt bởi dễ xảy ra hóc dị vật. Cũng không được phép cho trẻ uống đồ uống có ga, cà phê thức uống có chất gây nghiện.

Bát cháo dinh dưỡng gợi ý cho bố mẹ: Gạo 40g, thịt lợn nạc 20g, rau xanh 20g, dầu ăn 7g.

  • Trẻ từ 2 - 3 tuổi

Giai đoạn này hãy tập cho trẻ ăn cơm và cho ăn các loại thức ăn như người lớn.

Lưu ý: Ở giai đoạn dưới 1 tuổi thì cho trẻ ăn dặm không cần thêm gia vị mắm muối vì lúc này thận của trẻ em còn yếu không thể tải quá 1g/ ngày. Và nấu đồ ăn dặm cho trẻ nên sử dụng dầu óc chó, dầu hạt cải, dầu gấc vì trẻ cần bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Đừng quên thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: bvndtp.org.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan