Thực phẩm ảnh hưởng xấu đến Cholesterol

Cholesterol là chất béo trong máu, có vai trò sản xuất hormone và duy trì chức năng màng tế bào. Một số thực phẩm làm tăng cholesterol xấu sẽ không tốt cho cơ thể, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

1. Thực phẩm được dán nhãn “Cholesterol thấp”

Khi mua sắm và nhìn thấy một sản phẩm được quảng cáo là “Hàm lượng cholesterol thấp”, bạn vẫn cần kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên nhãn. Nếu có nhiều chất béo bão hòa thì đây là loại thực phẩm làm tăng cholesterol xấu LDL. Ngoài ra bạn cũng kiểm tra kỹ khối lượng vì sản phẩm thực tế có thể nhỏ hơn hình ảnh minh họa ngoài vỏ hộp. Nếu chúng quá nhỏ, bạn buộc phải ăn nhiều hơn một phần, và vì vậy cơ thể sẽ càng nhận thêm cholesterol.

2. Cà phê

Chỉ một cốc cà phê buổi sáng cũng có thể làm cho mức cholesterol của bạn tăng vọt. Espresso hay một số loại cà phê của Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ có chứa cafestol - yếu tố làm tăng mức cholesterol xấu LDL. Tuy nhiên cà phê nhỏ giọt có thể lọc và loại bỏ được cafestol. Vì vậy sự lựa chọn quen thuộc của đa số người Việt này được xem là an toàn.

Cà phê có thể kích hoạt cơn đau tim?
Sử dụng cà phê phin giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn Espresso

3. Món Thái

Món ăn Thái Lan thường cay và đậm đà, nhưng cũng là một trong những thực phẩm làm tăng cholesterol nếu bạn không chọn cẩn thận. Nguyên nhân nằm ở nước cốt dừa - nguyên liệu quen thuộc trong món cà ri và có nhiều chất béo bão hòa. Nếu muốn dùng món Thái, hãy chọn các món xào hoặc mì, đồng thời yêu cầu đầu bếp chế biến bằng cách hấp hoặc dùng dầu thực vật. Ngoài ra cũng nên chọn thịt gà thay vì thịt bò, dùng kèm với nhiều rau. Như vậy bạn có thể an tâm thưởng thức món ăn mà không cần quá lo lắng về mức cholesterol.

4. Yến mạch Granola

Nhiều người cho rằng loại bánh ăn sáng này là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên những thanh yến mạch ngon miệng, giòn rụm thường kèm theo một lượng chất béo bão hòa khổng lồ. Ngay cả các nhãn hiệu granola dán nhãn chất béo thấp cũng có thể cao hơn một số loại ngũ cốc khác. Bạn nên lựa chọn loại yến mạch granola chỉ được làm ngọt bằng trái cây sấy khô, mật ong hoặc xi-rô lá phong (maple syrup), và chứa ít nhất 20% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày.

5. Tôm

Mặc dù hải sản là một lựa chọn tốt khi bạn muốn giảm bớt cholesterol xấu, nhưng tôm là một ngoại lệ. Một khẩu phần tôm hấp hoặc luộc không thêm chất béo cũng chứa khoảng 190 miligam cholesterol. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế cholesterol ở mức 300mg/ngày hoặc 200mg/ngày nếu bạn mắc bệnh tim hoặc cholesterol cao. Hãy thử thay thế tôm bằng sò điệp - loại hải sản có lượng cholesterol chỉ bằng 1/4 so với tôm.

chế biến tôm
Sử dụng quá nhiều tôm trong ngày sẽ làm tăng cholesterol xấu

6. Bột mì

Những loại bánh làm từ bột mì, hay thậm chí là lúa mì nguyên hạt, đều chứa chất béo bão hòa cao hơn so với bột ngô hay bột hạnh nhân (không chiên trong dầu). Nếu muốn làm bánh mì mặn, hãy chọn những loại bột thay thế này (không có thành phần mỡ lợn) và thêm các loại nhân lành mạnh như: gà nướng, cà chua và rau xắt nhỏ.

7. Nội tạng động vật

Ăn nội tạng động vật có thể khiến cho lượng cholesterol của bạn có xu hướng tăng lên. Thịt nội tạng như gan, thận và lá lách có hàm lượng cholesterol xấu cao hơn các loại thịt khác. Mặc dù gan bò có nhiều chất sắt, nhưng vẫn còn những thực phẩm khác cũng dồi dào chất sắt mà bạn có thể lựa chọn thay thế. Chỉ nên dùng khoảng 85g nội tạng mỗi tháng.

8. Bơ

Cả hai loại bơ Butter và Margarine đều có chất béo bão hòa, vì vậy chỉ nên sử dụng hạn chế. Butter được làm từ mỡ động vật nên chứa nhiều chất béo bão hòa hơn. Margarine được làm từ dầu thực vật, chứa chất béo "tốt" không bão hòa - chất béo không bão hòa đa và đơn. Những loại chất béo này giúp giảm cholesterol xấu (LDL).

Nếu bạn đang sử dụng bơ thực vật, hãy chọn bơ thực vật mềm thay vì loại tảng cứng để giảm chất béo trans. Lời khuyên là nên đọc nhãn dinh dưỡng và tìm một loại bơ margarine ít chất béo bão hòa và không có chất béo chuyển hóa.

Bơ
Nên hạn chế sử dụng các loại bơ làm từ mỡ động vật

9. Pasta

Khi ăn món mì Ý, hãy dùng nhiều nước sốt cà chua marinara hoặc sốt rượu marsala, chọn nghêu thay vì thịt viên để giảm cholesterol. Nhưng cần lưu ý rằng cholesterol không phải là yếu tố duy nhất cần quan tâm nếu bạn muốn lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Pasta vẫn có lượng calo và carbs cao, vì vậy chỉ nên tiêu thụ mì Ý có giới hạn.

10. Thực phẩm dinh dưỡng

Món này thường được bán cho những người tập thể dục cường độ cao. Mặc dù cung cấp nhiều năng lượng, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra nhãn dinh dưỡng vì một số loại có lượng chất béo bão hòa cao. Đặc biệt những loại có thành phần dầu hạt cọ và thêm chất béo bão hòa chính là thực phẩm làm tăng cholesterol.

11. Bơ thanh lọc Ấn Độ (Ghee)

Thực phẩm Ấn Độ có thể là một lựa chọn tốt, nhưng với điều kiện là không thêm ghee. Ghee là bơ thanh lọc và chỉ còn chứa chất béo bão hòa cũng như cholesterol. Một muỗng canh ghee có 33 miligam cholesterol, tương đương 11% lượng khuyến nghị hàng ngày. Đây là nguyên liệu chính trong ẩm thực Ấn Độ, vì vậy nếu đến nhà hàng hãy hỏi đầu bếp về hàm lượng ghee trong món ăn. Nếu bạn đang tự nấu món Ấn, hãy gia giảm công thức để phù hợp với chế độ ăn kiêng của bạn.

bơ ấn độ
Bơ thanh lọc Ghee

12. Vịt

Nếu gà và gà tây là sự lựa chọn tốt vì mức cholesterol thấp, thì vịt và ngỗng lại có hàm lượng cholesterol xấu cao. Một chén vịt hoặc ngỗng nấu chín - ngay cả khi đã loại bỏ da - có khoảng 128 miligam cholesterol. Trong khi đó cùng một phần thịt gà chỉ có 113 miligam cholesterol và gà tây thậm chí còn tốt hơn, chỉ ở mức 93 miligam cholesterol.

13. Một số sản phẩm sữa

Sữa tốt cho cơ thể vì cung cấp cho bạn canxivitamin D cần thiết. Chỉ cần tìm loại sữa không hoặc ít chất béo, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà không nhiều lượng cholesterol. Bạn cũng có thể dùng sữa chua thay cho kem chua khi nấu ăn để cắt giảm chất béo bão hòa và cholesterol.

Hàm lượng cholesterol trong thực phẩm ảnh hưởng đến tỷ lệ LDLHDL, giúp đánh giá chỉ số bệnh tim mạch. Không phải tất cả thực phẩm có chứa cholesterol đều tốt cho sức khỏe. Tương tự cũng có nhiều thực phẩm làm tăng cholesterol xấu như đã liệt kê ở trên mà bạn cần tránh.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ thăm khám chữa bệnh, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa hệ thống cơ sở trang thiết bị hiện đại vào vận hành các quy trình khám và điều trị bệnh. Đặc biệt tại Vinmec luôn có đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và điều trị các căn bệnh ở trẻ em, người lớn và người cao tuổi.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan