Tiêu chuẩn chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính

Để chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính, các chuyên gia dinh dưỡng dựa vào một trong hai tiêu chuẩn là số đo vòng cánh tay hoặc tỷ lệ cân nặng trên chiều cao. Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính còn có những biểu hiện lâm sàng khác như phù dinh dưỡng.

1. Thế nào là suy dinh dưỡng cấp tính?

Suy dinh dưỡng cấp tính là tình trạng bữa ăn không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể về năng lượng và đạm, dẫn đến thiếu hụt và gây giảm cân nhanh chóng hoặc khiến trẻ bị phù.

Nếu bị suy dinh dưỡng cấp tính, đặc biệt là mức độ nặng, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn so với những trẻ phát triển bình thường, tỷ lệ này có thể lên đến từ 5 - 20 lần. Suy dinh dưỡng cấp tính cũng được biết đến là nguyên nhân trực tiếp có thể dẫn đến tử vong hoặc nguyên nhân gián tiếp khiến nguy cơ tử vong tăng cao, đặc biệt trong trường hợp trẻ mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính

Có 2 tiêu chuẩn được dùng để chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính, đó là:

  • Số đo chu vi vòng cánh tay
  • Tỷ lệ cân nặng trên chiều cao

Trẻ được chẩn đoán là suy dinh dưỡng cấp tính khi 1 trong 2 tiêu chuẩn này thấp hơn so với ngưỡng. Ngoài 2 tiêu chuẩn này, kết hợp với biểu hiện lâm sàng cụ thể, suy dinh dưỡng cấp tính được phân thành mức độ vừa hoặc nặng.

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính mức độ vừa

Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính mức độ vừa khi có chỉ số nhân trắc và biểu hiện sau:

  • Chu vi vòng cánh tay: Nằm trong khoảng từ 115 đến 125mm (được sử dụng trong chẩn đoán trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và dưới 5 tuổi).
  • Tỷ lệ cân nặng theo chiều cao: Từ -3SD đến -2SD.
  • Biểu hiện lâm sàng: không rõ ràng, kín đáo, rất dễ bỏ qua và không phát hiện kịp thời.
suy dinh dưỡng cấp tính
Suy dinh dưỡng cấp tính mức độ vừa cần được phát hiện sớm

2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính mức độ nặng

Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính mức độ nặng khi có chỉ số nhân trắc và biểu hiện sau:

  • Số đo chu vi vòng cánh tay: Nhỏ hơn hoặc bằng 115 mm.
  • Tỷ lệ cân nặng theo chiều cao: Thấp hơn -3SD.
  • Biểu hiện lâm sàng: Tùy vào thể suy dinh dưỡng, trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau, bao gồm các thể phù, thể teo đét hoặc thể phù hợp.

3. Các thể suy dinh dưỡng cấp tính mức độ nặng

3.1. Suy dinh dưỡng cấp tính thể phù

Chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính mức độ nặng thể phù khi trẻ có những dấu hiệu lâm sàng sau:

  • Phù dinh dưỡng: Trẻ bị phù từ 2 chi dưới trở lên đến toàn thân. Hai bên thân có đặc điểm phù đều, da trắng, khi ấn vào da thịt thấy mềm và bị lõm. Phù dinh dưỡng được sử dụng là tiêu chuẩn chẩn đoán trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính và phân biệt với phù do những nguyên nhân khác gây ra.
  • Bị viêm phổi hoặc hệ tiêu hóa rối loạn (thường kèm theo)
  • Rối loạn sắc tố da: Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính thể phù có đặc điểm ở mông và vùng xung quanh hậu môn, bẹn và các chi nổi các nốt đỏ, tập trung thành từng mảng, sau thời gian, các nốt đỏ bị thâm đen và tróc ra, làm nhiễm trùng da.
  • Loãng xương do trẻ bị thiếu canxi và vitamin A.
  • Gan to do mỡ bị thoái mỡ.
  • Suy tim do thiếu đạm.
  • Các chỉ số xét nghiệm giảm như: huyết sắc tố, hematocrit, protein, prealbumin, natri, kali, đường huyết, ...

3.2. Suy dinh dưỡng cấp tính thể teo đét

Chẩn đoán trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính mức độ nặng thể teo đét nếu có các biểu hiện sau:

  • Trẻ gầy, hốc hác, mắt trũng vào trong, da bị khô, nhăn do lớp mỡ dưới da ở mặt, các chi và mông không còn.
  • Các biểu hiện của thiếu vitamin A, B1, B2, D, K,...
  • Không có cảm giác thèm ăn.
  • Các chỉ số xét nghiệm giảm: Huyết sắc tố, hematocrit, protein máu, prealbumin, đường huyết, điện giải đồ.
Suy dinh dưỡng cấp tính thể hiện qua các kết quả xét nghiệm
Suy dinh dưỡng cấp tính thể hiện qua các kết quả xét nghiệm

Suy dinh dưỡng cấp tính mức độ nặng thể phối hợp được nhận biết qua những biểu hiện lâm sàng của cả 2 thể phù và teo đét nêu trên. Kết hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính và các biểu hiện lâm sàng để đánh giá mức độ và xác định thể suy dinh dưỡng. Tốt nhất, khi trẻ có vấn đề về sức khỏe, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, nhằm có những can thiệp kịp thời, đảm bảo tốt sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Để phòng chống và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho con. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • phenxycap 500
    Công dụng thuốc Phenxycap 200 và 500

    Thuốc Phenxycap 200 và 500 là thuốc có hoạt chất Glucosamine, điều trị các bệnh thoái hóa xương khớp cả cấp và mãn tính. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • alenmax
    Công dụng thuốc Alenmax

    Thuốc Alenmax được sử dụng trong điều trị loãng xương ở một số đối tượng nhất định. Để sử dụng Alenmax an toàn và hiệu quả, người dùng cần lưu ý một số vấn đề trước và trong thời gian ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Mibalen
    Công dụng thuốc Mibalen

    Mibalen 10 có thành phần chính là axit alendronic dưới dạng natri alendronate trihydrat, thuốc Mibalen 10 được dùng trong điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giúp làm tăng khối lượng xương một cách ...

    Đọc thêm
  • Usarinate
    Công dụng thuốc Usarinate

    Usarinate là thuốc được lưu hành tại Việt Nam, số đăng ký VD-23511-15 chứa hoạt chất chính Risedronat natri. Thuốc Usarinate được chỉ định trong điều trị và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Usarinate là thuốc kê đơn, nên để ...

    Đọc thêm
  • kinadonas
    Công dụng thuốc Kinadonas

    Kinadonas là thuốc kê đơn thường được chỉ định trong điều trị giảm calci huyết và loãng xương ở đối tượng bệnh nhân lọc thận mãn tính, những người thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật. Ngoài ra, thuốc ...

    Đọc thêm