Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài mấy năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi bạn không có kinh nguyệt trong vòng 12 tháng thì bạn đã đến thời kỳ mãn kinh, điều này thường xảy ra trong độ tuổi từ 45 đến 55. Khoảng thời gian trước khi mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh kéo dài từ 1 đến 10 năm, trong thời gian này, mức độ các hormone estrogen và progesterone thay đổi liên tục theo từng tháng. Tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40, nhưng có thể bắt đầu ở độ tuổi 30 hoặc thậm chí sớm hơn.

1. Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Thời gian của giai đoạn tiền mãn kinh trung bình là 4 năm, nhưng đối với một số phụ nữ, giai đoạn này có thể chỉ kéo dài một vài tháng hoặc lên tới 10 năm. Thời kỳ tiền mãn kinh kết thúc khi một người phụ nữ đã trải qua 12 tháng mà không có kinh nguyệt.

2. Các dấu hiệu của tiền mãn kinh là gì?

Phụ nữ trong kỳ tiền mãn kinh có ít nhất một số triệu chứng sau:

  • Bốc hỏa (Hot flashes)
  • Vú mềm
  • Mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nặng hơn
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mệt mỏi tiền mãn kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Khô âm đạo; khó chịu khi quan hệ
  • Rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi
  • Tiểu rắt
  • Dễ thay đổi cảm xúc, dễ bùng nổ (Mood swings)
  • Khó ngủ.
mãn kinh
Bốc hỏa, mệt mỏi là những triệu chứng điển hình trong thời kỳ tiền mãn kinh

3. Một số cách kiểm soát các triệu chứng của tiền mãn kinh

Đốm máu li ti ở giữa kỳ kinh

Nếu bạn nhận thấy một ít máu trên đồ lót ở trong khoảng thời gian không dùng băng vệ sinh hoặc tampon, thì nó có thể là hiện tượng spotting (đốm máu) do sự thay đổi hormone và tích tụ nội mạc tử cung. Nếu triệu chứng đốm máu xuất hiện hai tuần một lần thì đó có thể là dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết tố.

Bạn nên ghi lại để dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, bao gồm các thông tin về đốm máu như: khi nào bắt đầu, kéo dài bao lâu, khi nào nặng hơn.

Để tránh bị rò rỉ và vết đốm máu làm bẩn đồ lót, bạn có thể chọn mặc miếng lót panty liners có đầy đủ các kích thước và vật liệu khác nhau. Thậm chí bạn có thể mua các miếng lót tái sử dụng, như Lunapads, được làm bằng vải và được giặt đi giặt lại nhiều lần.

  • Chảy máu nhiều bất thường

Khi nồng độ estrogen cao so với mức progesterone, làm tăng kích thước của niêm mạc tử cung cũng như tăng lưu lượng máu dẫn đến chảy máu nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt. Hoặc tháng trước chưa có kinh nguyệt dẫn tới tháng này lớp lót tử cung tích tụ nhiều hơn dẫn tới chảy máu nhiều.

Chảy máu được coi là nặng khi:

  • Yêu cầu bảo vệ kép - chẳng hạn như tampon và băng vệ sinh để kiểm soát chảy máu
  • Khiến bạn phải thay băng vệ sinh hoặc tampon trong khi ngủ
  • Chảy máu kéo dài hơn bảy ngày.

Khi chảy máu nặng và dài hơn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn có thể thấy không thoải mái khi tập thể dục hoặc đang công việc. Chảy máu nhiều cũng có thể gây ra mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, như thiếu máu.

Để đối phó với tình trạng này, bạn có thể dùng ibuprofen (Advil) trong kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm đau bụng kinh, giảm 30% lưu lượng chảy máu. Hãy thử dùng 200 miligam/lần và mỗi lần cách nhau từ 4 đến 6 giờ.

Nếu các triệu chứng như chuột rút và đau không đỡ, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về phương pháp điều trị nội tiết tố.

  • Máu màu nâu hoặc máu sẫm

Màu sắc máu trong dòng chảy kinh nguyệt có thể từ màu đỏ tươi đến màu nâu sẫm. Máu nâu hoặc sẫm màu là dấu hiệu của máu cũ bị tích tụ và thoát ra khỏi cơ thể. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể thấy đốm nâu hoặc xuất tiết vào những thời điểm khác nhau trong tháng. Ngoài ra, bạn có thể thấy thay đổi trong tiết dịch âm đạo như dịch âm đạo mỏng, chảy nước hoặc nó có thể vón cục và dày.

Nếu lo lắng về tình trạng tiết dịch âm đạo của mình, bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa. Sự thay đổi màu sắc thường là do sự thay đổi về thời gian cần thiết để máu và mô thoát ra khỏi cơ thể, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn khác. Nếu dịch tiết âm đạo hôi thì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn

Khi nồng độ estrogen xuống thấp, niêm mạc tử cung của bạn sẽ mỏng hơn. Do đó, tình trạng chảy máu có thể nhẹ hơn và kéo dài ít ngày hơn. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn sớm của giai đoạn tiền mãn kinh. Ví dụ, chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hai hoặc ba ngày so với bình thường. Toàn bộ chu kỳ cũng có thể kéo dài hai hoặc ba tuần thay vì bốn tuần như trước.

Nếu lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt bị ngắn đi và khó dự đoán trước, bạn hãy xem xét sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san hoặc quần lót chống tràn kinh nguyệt thường xuyên và sớm hơn so với trước kia.

  • Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn

Trong giai đoạn sau của tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên dài hơn và cách xa nhau hơn. Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn được định nghĩa là thời gian của chu kỳ kéo dài hơn 36 ngày do có liên quan đến chu kỳ không rụng trứng.

Để tránh các phiền phức do chu kỳ kéo dài hơn, bạn có thể sử dụng cốc kinh nguyệt hoặc quần lót chống tràn kinh nguyệt hoặc tampon để tránh rò rỉ kinh nguyệt.

  • Bất thường chung

Giữa các chu kỳ dài, chu kỳ ngắn, đốm máu và chảy máu nặng thì chu kỳ kinh nguyệt trong giai đoạn tiền mãn kinh thường không đều, không theo bất kỳ quy luật nào cho tới gần thời kỳ mãn kinh.

Bạn có thể:

  • Cân nhắc mặc đồ lót màu đen hoặc đồ lót thường xuyên để giảm nguy cơ làm hỏng quần.
  • Cân nhắc việc mặc lót pantry dùng một lần hoặc có thể tái sử dụng để tránh bị rò rỉ bất ngờ, đốm máu.
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thông qua ứng dụng trên điện thoại.
  • Ghi chú lại các triệu chứng chảy máu bất thường, đau, khó chịu hoặc các triệu chứng khác mà bạn gặp phải.
Khám bệnh
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang có Gói khám và tư vấn sức khỏe tuổi tiền mãn kinh

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn sức khỏe tuổi tiền mãn kinh. Khi đăng ký gói khám, khách hàng sẽ được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa; Thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng nội tiết tố như:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa
  • Khám phụ khoa, khám vú
  • Siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường bụng
  • Lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo
  • Chụp Xquang tuyến vú (2 bên)
  • Đo độ loãng xương
  • Thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện các bệnh lý tiền mãn kinh nếu có.

Đối tượng sử dụng:

Phụ nữ trong lứa tuổi 45-55, có thể trẻ hơn (khi mắc chứng suy sớm buồng trứng), có bất thường về kinh nguyệt, rối loạn tình dục, nghi ngờ rối loạn nội tiết, hoặc có nhu cầu sử dụng liệu pháp hormone thay thế, hoặc muốn chuẩn bị cho bản thân bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Khách hàng có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, chịu căng thẳng kéo dài, đang điều trị ung thư, đã phẫu thuật cắt bỏ 1 hoặc 2 buồng trứng.

Khách hàng có các triệu chứng như bất thường về kinh nguyệt, bị rối loạn tình dục, có những thay đổi về tâm lý, giấc ngủ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com và Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan