Axit salicylic và Benzoyl peroxide: Cái nào chữa mụn tốt hơn?

Axit salicylic và Benzoyl peroxide là những thành phần được sử dụng khá phổ biến trong điều trị mụn. Cả hai thành phần này được bán rộng rãi mà không cần kê đơn của bác sĩ da liễu bởi tác dụng giúp loại bỏ mụn trứng cá ở mức độ nhẹ và ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu thêm về lợi ích và tác dụng phụ liên quan đến từng thành phần, cách sử dụng chúng để biết cái nào chữa mụn tốt hơn?

1. Lợi ích của mỗi thành phần là gì?

Axit salicylic và Benzoyl peroxide là hai thành phần đều có tác dụng giúp loại bỏ các tế bào da chết, là nguyên nhân có thể làm bít tắc nghẽn lỗ chân lông và góp phần gây ra mụn trứng cá.

Thành phần axit salicylic

Axit salicylic điều trị có hiệu quả trong trường hợp đối với các loại mụn như mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Khi thành phần này được sử dụng thường xuyên, cũng có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá hình thành và phát triển trong tương lai.

Thành phần Benzoyl peroxide

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Benzoyl peroxide là thành phần trị mụn hiệu quả nhất mà không cần phải có kê đơn của bác sĩ da liễu. Thành phần này điều trị có hiệu quả đối với mụn đỏ, đầy mủ (mụn mủ).

Ngoài việc loại bỏ dầu thừa và tế bào da chết, Benzoyl peroxide còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn ẩn sâu bên dưới da.

2. Các tác dụng phụ liên quan là gì?

Mặc dù khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa một trong hai thành phần Axit salicylic và Benzoyl peroxide có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên cả hai thành phần này khá an toàn cho người sử dụng nếu được sử dụng đúng cách. Không những thế chúng cũng an toàn khi sử dụng cho đối tượng là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Axit salicylic không nên được sử dụng cho người có tiền sử bị dị ứng với hoạt chất aspirin.

Cả hai thành phần này có thể gây tình trạng khô da và kích ứng da khi mới bắt đầu sử dụng. Tỷ lệ xảy ra phản ứng dị ứng rất hiếm, nhưng chúng có thể xảy ra. Vì vậy, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu xảy ra tình trạng bị sưng tấy nghiêm trọng hoặc khó thở.

Đối với Axit salicylic:

Axit salicylic làm khô dầu thừa (bã nhờn) trong lỗ chân lông của bạn. Tuy nhiên, nó có thể loại bỏ quá nhiều dầu, khiến da mặt bạn bị khô bất thường.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi sử dụng các sản phẩm có chứa Axit salicylic bao gồm:

  • Phát ban;
  • Ngứa;
  • Lột da;
  • Châm chích hoặc ngứa ran.

Đối với Benzoyl peroxide:

Benzoyl peroxide có thể không an toàn khi sử dụng cho làn da nhạy cảm. Thành phần này có thể làm cho làn da bị khô hơn cả axit salicylic, vì vậy nó có thể dẫn đến sự kích ứng cho làn da nghiêm trọng hơn.

Trước khi sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này, cần cho bác sĩ biết một số tình trạng bệnh lý bạn đang mắc phải như:

Thành phần Benzoyl peroxide cũng có thể làm ố màu tóc và quần áo của bạn, vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng và rửa tay kỹ sau khi sử dụng.

3. Axit salicylic và Benzoyl peroxide: Cái nào chữa mụn tốt hơn?

Hiệu quả điều trị mụn của hai thành phần Axit salicylic và Benzoyl peroxide này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Loại mụn mà bạn mắc phải: Thành phần Axit salicylic hiệu quả hơn đối với mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Trong khi đó thành phần Benzoyl peroxide hoạt động tốt đối với mụn mủ ở mức độ nhẹ.
  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn đang mắc phải: Cả hai thành phần đều dành cho mụn ở mức độ nhẹ và có thể mất vài tuần để chúng phát huy hết tác dụng. Tuy nhiên, benzoyl peroxide có thể cho thấy một số lợi ích khi điều trị tại chỗ khẩn cấp.
  • Thời gian sử dụng trong ngày: Nếu bạn sử dụng thành phần này vào ban ngày, mồ hôi có thể chuyển benzoyl peroxide sang quần áo của bạn và làm ố quần áo. Bạn có thể cân nhắc chỉ sử dụng các sản phẩm liên quan vào ban đêm hoặc sử dụng axit salicylic để thay thế.
  • Sức khỏe làn da tổng thể của bạn: Axit salicylic dịu nhẹ hơn và có thể không làm nặng thêm làn da nhạy cảm như benzoyl peroxide.
  • Hỗ trợ về điều kiện y tế: Mặc dù cả hai thành phần đều được bán rộng rãi tại các quầy thuốc hay mỹ phẩm, nhưng điều này không có nghĩa là chúng an toàn cho tất cả mọi người. Kiểm tra thật kỹ với bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia chăm sóc da nếu bạn có bất kỳ bệnh lý liên quan đến tình trạng da tiềm ẩn. Bên cạnh đó, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh thận, tiểu đường hoặc bệnh gan.

Cách sử dụng:

Bạn không bao giờ nên sử dụng sản phẩm dựa trên axit salicylic hoặc benzoyl peroxide cho mọi bước trong quy trình chăm sóc da của mình. Ví dụ: trong trường hợp bạn đã sử dụng một sản phẩm có chứa thành phần axit salicylic chẳng hạn như sữa rửa mặt, thì không nên sử dụng thêm bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào có chứa thành phần này như toner hay kem dưỡng ẩm cho làn da của bạn.

Nếu bạn lạm dụng thành phần này trong các sản phẩm chăm sóc da của bạn có thể dẫn đến tình trạng khô da và nguy cơ mụn có thể trở nên nặng nề hơn.

Thực sự cần thiết cho việc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, cả hai thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide không quá nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như các thành phần trị mụn khác bao gồm retinoids và axit alpha-hydroxy. Tuy nhiên, như đã biết nếu bạn để cho làn da của bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ làm cho tình trạng mụn có thể trầm trọng hơn. Việc này cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư da và sẹo mụn. Vì vậy, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất có thể đặc biệt các giờ cao điểm với cường độ ánh sáng mạnh và tia UV cao.

Axit salicylic:

Liều dùng tại chỗ cho kem, nước rửa, chất làm se da và các sản phẩm không cần kê đơn của bác sĩ khác thường chứa nồng độ từ 0,5 đến 5%.

Axit salicylic được khuyến cáo sử dụng cho cả vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Với nồng độ trên thành phần này được sử dụng như một thuốc chữa mụn vào ban ngày.

Benzoyl peroxide:

Khi chọn sản phẩm có chứa thành phần benzoyl peroxide, bạn có thể muốn bắt đầu với nồng độ 2,5%, vì nó ít gây khô da và kích ứng hơn, sau đó chuyển sang nồng độ cao hơn là 5% nếu bạn thấy kết quả tối thiểu sau sáu tuần sử dụng. Bạn có thể bắt đầu với việc rửa mặt nhẹ nhàng, sau đó chuyển sang các sản phẩm chăm sóc da dạng gel khi làn da của bạn đã quen dần với việc tiếp xúc thành phần này mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào. Nếu sau sáu tuần sử dụng mà không thấy tình trạng mụn cải thiện hơn thì có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này với nồng độ 10%.

Benzoyl peroxide được khuyến cáo sử dụng tối đa chỉ có thể hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Sau khi làm sạch với sữa rửa mặt, rồi đến dùng nước toner, thoa sản phẩm thành một lớp mỏng xung quanh toàn bộ vùng da bị ảnh hưởng. Để sản phẩm khô trong vài giây trước khi thoa kem dưỡng ẩm.

Nếu bạn chưa quen với benzoyl peroxide, hãy bắt đầu sử dụng chỉ một lần mỗi ngày, sau đó có thể tăng lên sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Trong trường hợp bạn sử dụng kết hợp với các sản phẩm có chứa thành phần retinoid hoặc retinol vào ban đêm, thì để tránh nguy cơ xảy ra tình trạng kích ứng da và một số tác dụng phụ không mong muốn khác thì tốt nhất hãy nên dùng các sản phẩm có chứa thành phần benzoyl peroxide vào buổi sáng.

Có an toàn để sử dụng cả hai cùng một lúc?

Có thể do tình trạng mụn của bạn mà bác sĩ có thể kết hợp dùng cả hai axit salicylic và benzoyl peroxide cùng một lúc cho mục đích điều trị nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng cả hai thành phần này trên cùng một vùng da ngay cả vào các thời điểm khác nhau trong ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ làm cho làn da của bạn bị khô, mẩn đỏ và bong tróc quá mức.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về hai thành phần axit salicylic và benzoyl peroxide được sử dụng khá phổ biến trong điều trị mụn cũng như hướng dẫn sử dụng nó để giúp cải thiện tình trạng mụn và hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan