Khoai tây có tác dụng làm đẹp da không?

Khoai tây là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là kali và vitamin C. Nhiều người tin rằng khoai tây sống hoặc nước ép khoai tây còn có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh về da, từ tăng sắc tố da đến mụn trứng cá. Tuy nhiên, quan niệm này chưa được chứng minh trong bất kỳ cơ sở lâm sàng nào. Vậy mặt nạ khoai tây có thực sự mang lại lợi ích cho da hay không?

1. Sử dụng khoai tây để làm sáng da?

Rất nhiều ý kiến ủng hộ cho rằng khoai tây có thể giúp làm sáng các đốm đen liên quan đến tàn nhang trên da, vết sạm da và nám da nhờ vào một loại enzyme tẩy trắng da có tên là catecholase trong khoai tây.

Theo phương pháp này, những miếng khoai tây sống sẽ được trộn với các thành phần có tính axit khác như sữa chua (đắp mặt nạ khoai tây sữa chua hoặc đắp mặt nạ khoai tây sữa tươi) và/hoặc nước cốt chanh để tạo ra một loại mặt nạ khoai tây làm sáng da. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về catecholase trong khoai tây có thể làm sáng da, quan điểm này chỉ được đúc kết từ kinh nghiệm truyền miệng của các chị em.

Xem thêm >> Các công nghệ điêu khắc, phun xăm lông mày an toàn cho da

2. Dùng mặt nạ khoai tây có trị mụn được không?

Mụn trứng cá hình thành là do viêm da, tình trạng này thường chịu ảnh hưởng bởi các cytokine. Một nghiên cứu năm 2013 trên chuột cho thấy chiết xuất từ ​​vỏ khoai tây có tác dụng chống viêm, tuy nhiên thực tế không ai cọ xát khoai tây trên mụn trứng cá để có được tác dụng này.

XEM THÊM: Mách bạn: Lành sẹo, sạch vết thâm nhờ thực phẩm

đắp mặt nạ khoai tây sữa tươi
Đắp mặt nạ khoai tây sữa tươi giúp ngăn ngừa mụn trứng cá

3. Khoai tây có trị được vết thâm và sẹo trên mặt không?

Khoai tây có thể dùng để điều trị các vết thâm trên mặt nhờ có enzyme catecholase. Sau khi hết mụn da mặt thường để lại sẹo từ nhẹ đến đáng kể, cùng với các vết thâm sẫm màu hơn theo thời gian. Nhiều người khẳng định mặt nạ khoai tây có thể giúp làm mờ sẹo mụn, sẹo thâm hiệu quả.

Ngoài ra, mặt nạ khoai tây có thể làm giảm các dấu hiệu lão hóa, tăng độ sáng của da và giảm sự xuất hiện của chứng tăng sắc tố. Tuy nhiên, điều quan trọng là hầu hết các tác dụng kể trên đều dựa trên đánh giá của người dùng chứ không từ bất kỳ bằng chứng lâm sàng nào.

4. Ăn khoai tây giúp cải thiện sức khỏe làn da

Khoai tây là loại rau củ không chứa chất béo và là nguồn cung cấp các chất:

  • Kali;
  • Vitamin C;
  • Vitamin B6;
  • Chất xơ: một củ khoai tây vừa chứa khoảng 2,5 gam chất xơ;
  • Tinh bột: khoai tây được xem là thực phẩm giàu tinh bột, vì vậy bạn nên tiêu thụ khoai tây ở mức độ vừa phải đối với những người được bác sĩ khuyến nghị tuân theo chế độ ăn ít đường hoặc ít carbohydrate.

Những lợi ích sức khỏe của khoai tây cũng giới hạn ở cách nấu, cách tốt nhất để nấu một củ khoai tây là “nướng”. Khoai tây chiên cần được hạn chế trong bữa ăn. Mặc dù thực phẩm chiên không trực tiếp gây ra các bệnh về da nhưng việc sử dụng những thực phẩm này quá nhiều có thể làm tăng tình trạng viêm da theo thời gian.

XEM THÊM: Khoai tây và ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe

Khoai tây có tác dụng gì
Thành phần dinh dưỡng trong khoai tây có tác dụng dưỡng da

5. Tác dụng phụ của việc đắp mặt nạ khoai tây

Phản ứng dị ứng là vấn đề cần được cân nhắc trước khi đắp mặt nạ khoai tây. Thực tế, đã có một nghiên cứu thực hiện ở trẻ em ghi nhận có những phản ứng tiêu cực với một protein có trong khoai tây gọi là patatin.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng một số người nhạy cảm với khoai tây có liên quan đến việc dị ứng với nhựa mủ, điều này cũng liên quan đến patatin. Phản ứng dị ứng này còn gặp ở các rau củ khác như cà rốt, cà chua, táo và chuối. Do đó, nếu từng bị dị ứng nhựa mủ, người dùng không nên đắp mặt nạ khoai tây sống trên da.

Ngoài khoai tây sống, phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra khi sử dụng khoai tây nấu chín. Một số nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy nguy cơ dị ứng khoai tây nấu chín tỷ lệ thuận với khả năng dị ứng phấn hoa.

Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Ngứa hoặc đỏ da;
  • Nổi mẩn đỏ;
  • Sưng tấy;
  • Ngứa mũi, chảy nước mũi;
  • Thở khò khè hoặc khó thở;
  • Sốc phản vệ: đây là một cấp cứu đe dọa tính mạng nếu không xử trí kịp thời.

Nếu người dùng chưa từng bị bất kỳ phản ứng dị ứng nào liên quan đến khoai tây và muốn thử đắp mặt nạ khoai tây sống hoặc thoa nước ép khoai tây lên da thì trước tiên, hãy thoa một lượng nhỏ lên vùng da khuỷu tay và đợi ít nhất 24 đến 48 giờ xem phản ứng bất lợi có xảy ra hay không?

6. Các cách làm sáng da và trị mụn khác tại nhà

Thay vì sử dụng khoai tây, người dùng có thể tìm kiếm các nguyên liệu tại nhà khác đã được chứng minh an toàn để làm sáng da và điều trị mụn. Một số nguyên liệu có thể cân nhắc sử dụng bao gồm:

Tóm lại, những lợi ích cho sức khỏe của khoai tây thông qua ăn uống đã được chứng minh, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn về việc đắp mặt nạ khoai tây sống hoặc thoa nước ép lên da sẽ cải thiện chứng tăng sắc tố hoặc chữa trị tình trạng viêm nhiễm trên da.

Nếu đang muốn loại bỏ mụn trứng cá, sẹo hoặc những dấu hiệu lão hóa da, người dùng hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện những biện pháp điều trị tốt nhất đã được chứng minh lâm sàng là có hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan