Làm thế nào để làm cho môi hồng và khỏe mạnh?

Đôi môi là một bộ phận nhạy cảm nhưng thường bị tổn thương rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày mà không được nhận biết. Vì vùng môi không có tuyến dầu hoặc tuyến mồ hôi, lại thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng như đầu lưỡi, nước bọt, thức ăn và đồ uống, chất ô nhiễm môi trường, thời tiết nên rất dễ bị khô môi.

1. Bỏ thói quen liếm môi

Bản thân mỗi người có thể vô tình gây khô môi do thói quen liếm môi. Điều này dễ dẫn đến khô môi, đau rát và kích ứng. Dù việc liếm môi có thể giúp làm dịu cơn đau do nứt môi, điều này cũng làm cho vấn đề môi khô bong tróc trở nên tồi tệ hơn nhiều. Nước bọt khi phủ trên môi sẽ bay hơi nhanh chóng, khiến môi khô hơn, nhất là trong môi trường có độ ẩm thấp. Đồng thời, các enzym giúp nước bọt làm sạch miệng và tiêu hóa thức ăn thật sự là quá khắc nghiệt đối với môi.

Bên cạnh đó, người thường bị khô môi cũng cần tránh thở bằng miệng. Hành động này không chỉ trông thô kệch mà khi không khí được hút và thổi liên tục trên đôi môi sẽ khiến môi bị khô hơn, trở nên kém sắc nhanh chóng.

Mặt khác, cần luôn sáng suốt khi chia sẻ đôi môi của bản thân với bất cứ điều gì xung quanh. Cụ thể là đừng hôn bất cứ ai đang bị đau hoặc nhiễm trùng trên miệng hay mặt. Vi rút, nấm và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào các vết nứt trên da mỏng của môi, gây sưng đau, chảy dịch và mụn rộp.

Cuối cùng, cần bỏ thói quen hút thuốc lá. Không chỉ các chất hóa học độc hại trong khói thuốc, khi tiếp xúc trực tiếp và cả nhiệt độ cao của điếu thuốc, môi sẽ bị tổn thương liên tục. Cuối cùng, vùng da quanh môi bị ố màu, khô nứt và có thể gây ung thư miệng, ung thư vòm họng.

2. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe của làn da nói chung và đôi môi nói riêng. Cụ thể là sức khỏe và vẻ đẹp của đôi môi là có phụ thuộc vào lượng vitamin và khoáng chất ổn định. Vì vậy, hãy ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng như trái cây tươi và rau quả. Vitamin B và E đặc biệt quan trọng đối với làn da và đôi môi khỏe mạnh.

Song song đó, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng cần thiết như các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nếu đã uống tám ly nước lọc mỗi ngày nhưng da vẫn khô nẻ, hãy thử bổ sung thêm độ ẩm cho môi trường. Máy tạo độ ẩm tốt có thể giữ cho không khí trong nhà không bị bay hơi quá nhanh, điều này sẽ làm giảm lượng ẩm hút ra từ da, phòng tránh được tình trạng môi khô bong tróc.

Làm thế nào để làm cho môi hồng và khỏe mạnh?
Ăn uống lành mạnh đặc biệt quan trọng đối với làn da và đôi môi khỏe mạnh

3. Sử dụng son dưỡng môi phù hợp

Son dưỡng môi dùng cho người bị khô môi nên chọn loại có thành phần là sáp ong, dầu hỏa hoặc parafin. Những chất này sẽ giữ ẩm được cho môi và sẽ không bay hơi nhanh như các loại phấn phủ mỏng hoặc sơn bóng.

Đối với những đôi môi cực kỳ dễ bị kích ứng, lô hội sẽ là một nguyên liệu tốt để dưỡng môi. Đặc tính làm dịu của loại cây này thường được sử dụng để chữa lành vết cháy nắng nhạy cảm và nó cũng an toàn khi ăn vào. Đồng thời, cần nhớ kem chống nắng cũng rất quan trọng, ngay cả trong mùa đông.

Một mẹo khác cần lưu ý là son dưỡng môi sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu không có sự tích tụ trên tế bào chết. Theo đó, các chuyên gia khuyên nên tẩy tế bào chết khoảng một lần một tuần bằng sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho môi, giúp son dưỡng môi phát huy tối đa tác dụng.

Mặt khác, một số loại son dưỡng có chứa các thành phần làm khô môi nhiều hơn. Axit salicylic, nhân tố thần kì trong thuốc trị mụn, là một trong những thủ phạm như vậy. Các đặc tính giúp kem trị mụn làm khô các nốt mụn sẽ có tác dụng tương tự ở bất kỳ nơi nào khác mà nó được áp dụng. Menthol và long não, mặc dù làm dịu, cũng có thể gây ra vấn đề này. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tránh xa nước hoa và silicone, những chất này cũng hút ẩm.

4. Tạo thói quen tập thể dục cho đôi môi

Nếu có quyết tâm làm đẹp khuôn mặt của mình một cách tự nhiên nhất có thể, hãy dành vài phút mỗi ngày để trị liệu môi và các bài tập cho khuôn mặt khác nhau. Thói quen phù hợp có thể làm tăng lưu thông máu, giúp mọi người có một làn da sáng khỏe và còn cải thiện tông màu, kết cấu và hình dạng của da mặt lẫn đôi môi.

Mặc dù liệu pháp môi thường được sử dụng để cải thiện các chức năng của miệng và cổ họng như nuốt, nhưng các bài tập chính xác cũng có thể cải thiện vẻ ngoài của đôi môi. Một số bài tập có thể làm cho đôi môi trở nên đầy đặn hơn trong khi trên những người khác có thể làm cho môi nhỏ hơn, gọn gàng hơn. Điều này vừa an toàn, vừa không cần đến phẫu thuật nguy hiểm và tốn kém.

Làm thế nào để làm cho môi hồng và khỏe mạnh?
Hãy dành vài phút mỗi ngày để trị liệu môi và các bài tập cho khuôn mặt khác nhau

5. Nhận biết khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu tình trạng môi khô bong tróc trở nên tồi tệ hơn hoặc không tự biến mất, có lẽ đã đến lúc người bệnh cần được trợ giúp y tế.

Ngoài ra, một số vấn đề về môi, chẳng hạn như do nhiễm trùng hoặc dinh dưỡng kém, cần có sự can thiệp của bác sĩ. Nếu người bệnh cũng đang gặp phải các vấn đề như mệt mỏi hoặc đau đầu thường xuyên, đôi môi nứt nẻ có thể chỉ là một dấu hiệu cho thấy một vấn đề lớn hơn, chẳng hạn như thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.

Tóm lại, đôi môi cũng cần được chăm sóc nhiều như phần còn lại của da - nếu không muốn nói là nhiều hơn nhưng thường bị bỏ qua hoặc bỏ bê hoàn toàn. Mỗi người, không phân biệt độ tuổi và giới tính, cần tham khảo và thực hiện các cách làm cho môi hồng và khỏe mạnh trên đây, từ những việc đơn giản như hạn chế liếm môi hay uống đủ nước, ăn đủ chất, sẽ giúp phòng ngừa môi khô bong tróc, góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan