Ác mộng: Vì sao xảy ra với trẻ và phải làm thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Ác mộng xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ mới tập đi và trẻ mầm non. Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn đến các hoạt động trước khi ngủ, không gian phòng ngủ của trẻ.

1. Làm sao để biết trẻ gặp ác mộng?

Dấu hiệu nhận biết trẻ gặp ác mộng là giật mình thức dậy, trẻ khóc, có vẻ sợ hãi, bám lấy bạn và khó ngủ trở lại. Thông thường, thời điểm xảy ra ác mộng thường gần sáng sớm, ở giai đoạn sau của giấc ngủ.

Ác mộng khác với chứng kinh hoàng ban đêm, một rối loạn giấc ngủ ít gặp hơn, thường xảy ra vào 1⁄3 đầu giấc ngủ, ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Trẻ bị chứng kinh hoàng ban đêm vẫn ngủ say, không mơ, nhưng có biểu hiện kích động mạnh và không thể an ủi. Sau đó, trẻ tự trở lại giấc ngủ và không nhớ gì về sự việc đã xảy ra.

Nguyên nhân trẻ gặp ác mộng thường được xác định trực tiếp qua việc trẻ nói mình gặp ác mộng với bố mẹ. Ngoài nó ra, gần như không có cách để biết lý do gây ác mộng ở trẻ.

Có nhiều yếu tố kích thích cơn ác mộng ở trẻ. Trong đó có vấn đề sức khỏe như ốm đau, khó chịu, hoặc trẻ chưa học được cách trở lại giấc ngủ sau tỉnh giấc.

2. Tại sao xảy ra ác mộng ở trẻ?

Có nhiều yếu tố kích thích cơn ác mộng xảy ra, trong đó có một số nguyên nhân gây ác mộng phổ biến sau:

  • Kích thích cảm giác sợ hãi trước khi ngủ: Nghe một câu chuyện khiến trẻ sợ hãi, xem một chương trình TV gây khó chịu, ...
  • Trạng thái căng thẳng do tác động của yếu tố bên ngoài: Thay đổi môi trường sống từ sống chung với bố mẹ sang sống một mình, gặp các rối loạn sức khỏe như ốm đau, bệnh tật, phải xa bố mẹ trong một thời gian dài, ...

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên tự trách mình. Vì ác mộng không chịu sự tác động lớn của các vấn đề cảm xúc và giấc mơ xấu đôi khi là điều hoàn toàn bình thường ở độ tuổi này.

Rối loạn về giấc ngủ ở trẻ em
Kích thích cảm giác sợ hãi trước khi ngủ gây ra ác mộng ở trẻ

3. Cách làm dịu trẻ sau cơn ác mộng

Một số cách sau đây có thể được sử dụng để giúp an ủi trẻ sau cơn ác mộng, gồm có:

  • Trấn an tinh thần trẻ: Ôm hoặc xoa lưng cho đến khi trẻ bình tĩnh trở lại. Đưa thú nhồi bông hoặc đồ chơi yêu thích cho trẻ cầm.
  • Điều chỉnh không gian phòng ngủ: Kiểm tra đèn ngủ có bật không, mở cửa phòng để trẻ cảm nhận được bạn đang ở gần. Nếu bạn đưa trẻ vào giường để dỗ dành, rất có thể sẽ tạo ra thói quen khó sửa ở trẻ.
  • Giải thích về cơn ác mộng: Nếu trẻ đủ lớn để hiểu những gì bạn nói, hãy nói với trẻ về cơn ác mộng. Tuy nhiên, nếu nói với trẻ "đó chỉ là một giấc mơ" sẽ không có tác dụng an ủi nhiều vì trẻ còn nhỏ, không hiểu được sự khác nhau giữa thực và mơ.

4. Làm sao để hạn chế cơn ác mộng xảy ra với trẻ?

Giảm tần suất xảy ra ác mộng cho trẻ bằng các cách sau:

  • Tạo thói quen bình yên trước khi đi ngủ: Tắm nước ấm, kể một câu chuyện êm dịu, nghe một bài hát nhẹ nhàng. Sách liên quan đến giấc ngủ nên được ưu tiên đọc cho trẻ như Goodnight Moon của Margaret Wise Brown.
  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp: Hãy giữ phòng của trẻ ở nhiệt độ dễ chịu, không quá nóng và không quá lạnh. Nhiệt độ tốt nhất cho giấc ngủ thoải mái là hơi mát (theo National Sleep Foundation là khoảng 18 độ C).
  • Ánh sáng phòng ngủ thích hợp: Quá nhiều ánh sáng sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu trẻ sợ bóng tối, hãy bật đèn ngủ cho trẻ để ngăn ngừa quái vật theo quan niệm của trẻ.

Bên cạnh đó để con ăn ngon, ngủ tốt, cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,.. giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Trẻ ngủ
Tạo thói quen bình yên trước khi đi ngủ cho trê giúp giảm tần suất xảy ra ác mộng

Trong trường hợp nếu các cơn ác mộng kéo dài và trẻ cực kỳ sợ đi ngủ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Những giấc mơ xấu xảy ra liên tục đòi hỏi giải quyết các vấn đề làm vướng bận cuộc sống của trẻ.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan