Ảnh hưởng sức khỏe khi trẻ thiếu Crom (Cr)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Crom là một khoáng chất vi lượng có vai trò thiết yếu cho cơ thể con người. Những trẻ bị thiếu crom thường dễ mất kiểm soát bản thân, dễ cáu giận, lo lắng, nhãn cầu mắt bị lồi ra, mắt sẽ tăng độ cận nhanh hơn. Vì vậy, cần phát hiện sớm trẻ thiếu vi chất để có thể bổ sung kịp thời, bảo đảm cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh.

1. Crom có vai trò gì?

Crom là nguyên tố vi lượng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình vận chuyển đường huyết (glucose) từ mạch máu đến các tế bào, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Crom còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Với mỗi độ tuổi, nhu cầu crom trong cơ thể trẻ sẽ khác nhau. Sau đây là hàm lượng crom được khuyến cáo đối với trẻ nhỏ và trẻ em:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 0,2 mcg mỗi ngày
  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 5,5 mcg mỗi ngày
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 11 mcg mỗi ngày
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 15 mcg mỗi ngày

2. Những tác hại khi trẻ thiếu crom

Trẻ thiếu crom khiến các hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng, sức khỏe kém đi, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Những biểu hiện khi trẻ thiếu crom bao gồm:

  • Dễ dàng lo lắng và bị kích động: Khi trẻ thiếu crom, bố mẹ có thể nhận thấy trẻ thường xuyên lo lắng hoặc dễ bị tác động bởi một chuyện gì đó. Khi trẻ vận động, tim cũng đập nhanh hơn và mạnh hơn. Điều này xảy ra bởi vì nồng độ crom trong máu giảm, dẫn đến khả năng kiểm soát sự lo lắng của cơ thể cũng giảm. Do đó, cơ thể trẻ sẽ chuyển sang chế độ chủ động ngay cả với những tác nhân kích thích rất nhỏ, khiến trẻ luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ.
  • Giảm năng lượng đột ngột: Đây là dấu hiệu khác cho thấy trẻ thiếu crom. Mặc dù ngủ đủ giấc nhưng trẻ vẫn biểu hiện mệt mỏi, yếu ớt. Tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu đáng lo ngại, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Đường huyết tăng cao: Crom có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển glucose từ mạch máu đến các tế bào, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu trẻ thường xuyên mệt mỏi, lo lắng quá nhiều (diễn tiến mãn tính), nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ rất cao, cần chú ý khắc phục ngay.
  • Yếu cơ và tăng trưởng chậm: Trẻ thiếu vi chất thường tăng trưởng chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, thường xuyên lo lắng, mệt mỏi và yếu cơ.
  • Thay đổi tâm trạng thất thường: Trẻ thiếu crom thường dễ bị ảnh hưởng tâm trạng, mất kiểm soát bản thân, dễ xúc động, cáu giận.
  • Nguy cơ cận thị: Khi bị thiếu crom, nhãn cầu mắt của trẻ thường sẽ bị lồi ra, khiến mắt tăng độ cận nhanh hơn.
Trẻ thiếu crom có nguy cơ cận thị
Trẻ thiếu crom có nguy cơ cận thị

3. Lựa chọn bổ sung cho trẻ thiếu crom

3.1. Bổ sung crom qua thực phẩm

Khi nhận thấy cơ thể trẻ có những dấu hiệu thiếu crom, trước tiên bố mẹ nên bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng để cơ thể trẻ có đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Một số thực phẩm giàu crom bao gồm:

  • Thịt, gà và hải sản
  • Lòng đỏ trứng
  • Ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như yến mạch, hạt lanh và hạt chia
  • Gạo, bánh mì
  • Trái cây và nước ép các loại, chẳng hạn như nho, táo, cam và dứa
  • Các loại rau củ, như rau bina, bông cải xanh, tỏi và cà chua
  • Các loại đậu, đậu nành và ngô.

Trẻ nhỏ ngoài được bổ sung crom con cũng cần thêm các vi chất lysine, vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Để đảm bảo việc cho trẻ dùng các sản phẩm bổ sung nên có sự hướng dẫn của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, liều lượng dùng.


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan