Biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Làm sao cho trẻ ăn ngon miệng luôn là trăn trở của nhiều bậc cha mẹ. Thức ăn là động lực chính cho sự phát triển và tăng trưởng về cả thể chất, tinh thần của trẻ. Biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng không dùng thuốc là các bước đầu tiên nên áp dụng để thay đổi trẻ. Tuy nhiên, khi chúng không có hiệu quả hoặc trẻ đang phải đối mặt với những biến chứng của tình trạng chán ăn, bố mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn các phương pháp khác phù hợp hơn.

1. Tại sao một số trẻ có cảm giác chán ăn?

Một đứa trẻ không muốn ăn là điều bất thường và thường tiềm ẩn các lý do đằng sau. Vì vậy muốn giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt, trước tiên cần tìm hiểu các lý do khiến trẻ chán ăn.

Đôi khi vấn đề không phải là khẩu vị của trẻ không phù hợp với món ăn mà bố mẹ cung cấp. Biểu hiện của trẻ có vẻ như chúng không muốn ăn, nhưng nguyên nhân thực sự phía sau là những khó khăn liên quan đến quá trình ăn uống mà trẻ gặp phải. Tình trạng khó nhai thức ăn khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn và đau đớn hơn. Điều này được xem như là một stress, kích thích tăng sản xuất adrenaline của trẻ và khi đó, cảm giác thèm ăn cũng sẽ không còn. Đây cũng là lý do tại sao một trong những biện pháp để làm sao cho trẻ ăn ngon miệng là phải đảm bảo sự thoải mái trong khi ăn. Giờ ăn nên là khoảng thời gian trải nghiệm tích cực nhất có thể. Không hối thúc, năn nỉ hoặc ép trẻ ăn một cách miễn cưỡng.

Trẻ ăn kém do thói quen ăn vặt. Nếu con bạn được cung cấp thức ăn hoặc sữa rải rác trong suốt cả ngày, chúng có thể sẽ không bao giờ thực sự đói. Và những đứa trẻ thường xuyên ăn vặt sẽ không bao giờ thấy đói để muốn ăn vào các bữa ăn chính. Ngay cả khi không còn ăn vặt quá thường xuyên, trẻ có thể cần một thời gian để thiết lập lại mối liên hệ giữa cảm giác đói và nhu cầu ăn uống trước khi có được cảm giác ăn ngon miệng.

Nếu cả hai nguyên nhân trên đều được loại trừ, thì cần xem xét đến các bệnh lý tiềm tàng bên dưới như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thức ăn hoặc một số vấn đề tiêu hóa khác. Nhóm trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh có thể chưa đủ phát triển để phát hiện các dấu hiệu tiêu hóa bất thường như thế nào nên phản ứng đầu tiên của trẻ thường là không ăn hoặc chán ăn. Hơn nữa, khi cơ thể trẻ không được khỏe, não sẽ không gửi bất kỳ tín hiệu nhận biết cảm giác đói nào cho cơ thể. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Cuối cùng, một số trẻ dường như không cảm nhận được rằng chúng đang đói. Đói là tín hiệu quan trọng được truyền từ dạ dày đến não, làm động lực thúc đẩy việc ăn uống. Một số nhà trị liệu coi đây là giác quan thứ 8 và nó được gọi là sự tương tác giữa các bộ phận trong cơ thể. Một điều thú vị là cơ thể cũng sử dụng các giác quan tương tự để điều khiển tất cả các phản ứng tự động khác như khi đói, khi no, khi cần đi vệ sinh... Rối loạn trong việc dẫn truyền các tín hiệu này sẽ khiến một đứa trẻ không thể ăn ngon miệng.

Làm sao cho trẻ ăn ngon miệng là thắc mắc của nhiều phụ huynh
Làm sao cho trẻ ăn ngon miệng là thắc mắc của nhiều phụ huynh

2. Làm sao cho trẻ ăn ngon miệng?

Một số gia đình rơi vào các tình trạng căng thẳng, thậm chí khủng hoảng nếu con của họ không chịu ăn. Bố mẹ thường sẽ tìm ngay đến thuốc hoặc các biện pháp can thiệp y tế nhằm cải thiện khẩu vị và kích thích trẻ ăn. Tuy nhiên một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng thực sự có hiệu quả và nên được áp dụng đầu tiên.

  • Lên thời gian biểu ăn uống hợp lý. Đây là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất, vì điều này có thể thay đổi mọi thứ nếu thực hiện đúng. Lời khuyên dành cho phụ huynh nên đảm bảo chỉ cho trẻ ăn vào bữa chính và bữa phụ theo đúng thời gian quy định. Các bữa ăn nên cách nhau khoảng 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng. Điều đó có nghĩa là nếu con bạn bắt đầu ăn sáng lúc 8 giờ sáng thì chúng sẽ bắt đầu bữa ăn tiếp theo lúc 10:30 đến 11 giờ sáng. Và thói quen này phải được duy trì trong suốt cả ngày và trong cả những ngày sau đó. Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất là khi biếng ăn trẻ sẽ được ăn ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào trẻ muốn vì có còn hơn không. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng hãy nhớ nguyên tắc đã đề cập ở trên về việc trẻ chỉ ăn vừa đủ để loại bỏ cảm giác thèm ăn của chúng.
  • Nước - Việc cho con bạn uống nước giữa các bữa ăn cũng rất quan trọng để chúng không tiêu hóa quá nhiều sữa hoặc nước trái cây. Bố mẹ nên kết hợp sữa hoặc nước trái cây với bữa ăn của chúng hoặc ngay sau khi bữa ăn kết thúc.
  • Vận động - Chạy, nhảy và bất kỳ loại hoạt động thể chất nào khác có thể tăng cảm giác thèm ăn và giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt. Các thói quen sinh hoạt ít vận động, đặc biệt là xem máy tính bảng, điện thoại hoặc TV trong thời gian dài đốt cháy ít calo và do đó con bạn có thể không bị đói.
  • Chánh niệm - Hãy nhớ rằng luôn tồn tại một số trẻ dường như không nhận thấy rằng chúng đang đói. Chánh niệm là phương pháp để trẻ tự trò chuyện với cơ thể của chúng về việc chúng cảm thấy no hay nói là một cách tuyệt vời để bắt đầu giúp trẻ cảm nhận được cảm giác đói! Gợi ý cho trẻ hỏi những câu hỏi như, "Bụng của bé đang cảm thấy như thế nào, rỗng hay đầy?"
  • Khám phá - Nhiều trẻ chán ăn là do chưa có nhiều trải nghiệm tích cực với thực phẩm hay các tương tác với thực phẩm. Đó là lý do tại tạo cho trẻ các cơ hội chơi đùa và khám phá thức ăn lại có lợi. Việc làm này có thể khiến trẻ thích ăn những loại thực phẩm mới lạ. Để khuyến khích tính tò mò của trẻ, hãy nghĩ đến việc thiết lập các hoạt động nấu ăn mà chúng có thể tham gia.

Bên cạnh đó, trẻ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng chán ăn ở con có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Nhiều trẻ em sẽ được hưởng lợi từ các biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng kể trên. Hãy đảm bảo rằng bố mẹ luôn tương tác với bác sĩ khi các biện pháp không thuốc không có hiệu quả và trẻ có nguy cơ đối diện với các vấn đề sức khỏe nếu trẻ ăn không ngon miệng. Điều mấu chốt cuối cùng là các bố mẹ cần duy trì sự kiên nhẫn khi trên hành trình làm sao cho trẻ ăn ngon miệng.

Riêng đối với trẻ sơ sinh, các biện pháp kể trên dường như không còn phù hợp. Trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn uống và lịch trình riêng, tùy thuộc vào độ tuổi của con. Ngoài ra, sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ cho đến khi trẻ được 1 tuổi, nhưng điều quan trọng là trẻ phải bắt đầu ăn dặm với thức ăn đặc hơn khi chúng được 4-6 tháng tuổi và có thể tự ngồi vào ghế ăn từ 10-11 tháng tuổi. Khi trẻ không muốn bú sữa, nguyên nhân thường gặp nhất là do trào ngược axit, đôi khi là trào ngược âm thầm mà bố mẹ khó có thể phát hiện được. Trào ngược dạ dày thực quản là một vấn đề khá phổ biến. Bố mẹ có thể tìm đọc các bài viết về cách giúp trẻ sơ sinh bị trào ngược, tìm hiểu thêm về các triệu chứng, để có thể trao đổi với bác sĩ và cùng nhau chọn cách điều trị tốt cho trẻ. Dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như sữa và đậu nành, là một nguyên nhân phổ biến khác. Ngoài ra, khi trẻ được 6 tháng tuổi, bạn có thể tập trung cho trẻ ăn 1-2 bữa mỗi ngày. Chọn một khoảng thời gian phù hợp với lịch trình sinh hoạt của bạn, ăn uống cùng nhau và tuân thủ ngày này qua ngày khác để tạo thành thói quen cho trẻ. Trong bữa ăn, hãy tận dụng thời gian cho trẻ được khám phá bằng cách để chúng rải thức ăn ra khắp khay, ngay cả khi thức ăn đó chưa cho vào miệng.

biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng
Cho con uống nước giữa các bữa ăn là một biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng

3. Thuốc giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt là gì?

Hầu hết các bác sĩ nhi khoa sẽ chỉ quan tâm đến sự thèm ăn của con bạn nếu trẻ đang không phát triển hoặc tăng cân tốt. Nếu không, thường thì biện pháp đầu tiên sẽ là liệu pháp cho ăn. Và bước tiếp theo khi biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng thất bại là cho trẻ sử dụng một loại thuốc kích thích sự thèm ăn có kê đơn.

Loại thường dùng nhất là Periactin (tên chung là Cyproheptadine). Kết quả quan sát thấy chưa thực sự nhất quán. Đối với một số trẻ em, thuốc có thể giúp trẻ ăn ngon hơn một chút, nhưng rất nhiều gia đình đang cố gắng đối phó với các tác dụng phụ. Bố mẹ cần được tư vấn với bác sĩ về những lợi ích cũng như khó khăn khi sử dụng thuốc giúp trẻ ăn ngon hơn để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan