Các quy tắc ăn uống cho trẻ ăn dặm

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chăm sóc trẻ nhỏ là một công việc kéo dài liên tục trong vài năm. Đây cũng là cơ hội để bắt đầu hình thành mối quan hệ với thành viên mới nhất trong gia đình bạn. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh là cải thiện kết quả sức khỏe của trẻ sơ sinh, bà mẹ và giúp kiểm soát chi phí chăm sóc sức khỏe, nhưng việc cho con bú nên kéo dài bao lâu và khi nào cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm?

Độ tuổi từ 4-6 tháng tuổi là khoảng thời gian mà các trẻ bắt đầu sẵn sàng cho việc ăn dặm, và các cha mẹ thường cho trẻ ăn những thức ăn truyền thống như ngũ cốc cho trẻ và một số món ăn nhạt nhẽo khác. Thực chất, thực ăn thô không cần thiết là những thức ăn không tốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều loại thức ăn trong một bữa có thể làm giảm đi chất dinh dưỡng quan trọng của trẻ và khiến trẻ biếng ăn, không cảm nhận được mùi vị của thức ăn đó.

1. Làm thế nào để trẻ có thể bắt đầu với những thức ăn đa dạng ngay từ nhỏ?

Trước tiên, điều quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho trẻ khỏe mạnh. Những khoảng thời gian đầu đời, trẻ chỉ tiếp xúc với sữa mẹ hoặc sữa công thức, nhưng khi bắt đầu ăn dặm thì sự kết hợp giữa nhiều loại thực phẩm có thể khiến bé khó chịu hoặc bị dị ứng. Các chuyên gia cũng đã đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ tránh các thực phẩm thường gây dị ứng cho trẻ như: Trứng, hạt cây, đậu phộng, cá bà động vật có vỏ cho đến khi trẻ bước qua sinh nhật đầu tiên của mình.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự tư vấn, giới thiệu của các bác sĩ đã giúp cho các bà mẹ có thể ngăn cản được trẻ bị dị ứng thực phẩm. Hiệp hội Hen- Dị ứng- Miễn dịch lâm sang Hoa Kỳ đã đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi bắt đầu nấu thức ăn dặm cho trẻ. Các phụ huynh có thể bắt đầu những món ăn dặm với rau, trái cây, thịt hoặc ngũ cốc xay nhuyễn để kiểm tra xem trẻ có phản ứng với các thành phần của thức ăn hay không. Nếu không, các bậc phụ huynh có thể chuyển sang các thực phẩm dễ gây dị ứng hơn như trứng và cá nhưng hãy nhớ đợi từ ba đến năm ngày trước khi cho bé ăn món mới tiếp theo. Các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì chỉ một số ít trẻ bị dị ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng, nên khẩu phần ăn của trẻ sẽ không quá nhàm chán.

Bên cạnh đó, việc đề phòng cho trẻ không bị dị ứng thực phẩm cũng hết sức quan trọng. Các bà mẹ nên chú ý tới các thành viên trong gia đình như anh chị em hoặc cha mẹ của trẻ bị dị ứng với thực phẩm nào thì thường trẻ cũng bị dị ứng với thực phẩm đó. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Ngoài ra, cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn dặm hoặc bắt đầu ăn thức ăn mới nếu trẻ có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:

  • Trong gia đình có anh chị em hoặc cha mẹ bị dị ứng với đậu phộng.
  • Bệnh chàm có diễn biến nặng hơn mặc dù đã tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.
  • Đã được chẩn đoán dị ứng với thực phẩm và có phản ứng tức thì với thực phẩm đó.
  • Có kết quả dương tính khi xét nghiệm máu dị ứng đối với một số loại thực phẩm mà con chưa thử (xét nghiệm máu để tìm dị ứng thực phẩm thường được chỉ định thực hiện đối với trẻ có tiền sử dị ứng)
Trẻ dị ứng thức ăn
Các bà mẹ nên chú ý tới các thành viên trong gia đình như anh chị em hoặc cha mẹ của trẻ bị dị ứng với thực phẩm nào thì thường trẻ cũng bị dị ứng với thực phẩm đó

2. Không cần tránh các loại gia vị

Trong khi trẻ trên khắp thế giới đang ăn những món ăn phức tạp với nhiều gia vị, hương vị thì nhiều trẻ ở Hoa Kỳ lại thích những món hỗn hợp không có vị béo ngậy. Bác sĩ nhi khoa ở Seattle, Susanna Block cho biết: “Suy nghĩ cho rằng trẻ nhỏ chỉ nên ăn những thức ăn nhạt nhão là một truyền thống, trở thành một chuẩn mực văn hóa của chúng ta mặc dù không hề có cơ sở khoa học đằng sau nó”. Nói cách khác là việc để trẻ tự khám phá ẩm thực xung quanh mình sẽ không thể làm bé bị thương dù chỉ là nhỏ nhất.

Hãy thay đổi không khí, cách chế biến bữa ăn của trẻ, nó được coi như cuộc cách mạng về thức ăn cho trẻ. Các quy tắc mới trong việc cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ bắt đầu thói quen ăn uống tốt trong suốt cả cuộc đời. Tất nhiên không phải thay đổi tất cả các nguyên tắc, một số nguyên tắc đã được thử và đúng vẫn được áp dụng.

Một điều nữa, các bậc cha mẹ hãy chắc chắn trẻ đã sẵn sàng ăn dặm, và hãy đảm bảo trẻ đã 4 tháng tuổi và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm.

3. Giới thiệu về các loại thức ăn mới

Mặc dù chế độ ăn của trẻ được đa dạng nhưng các phụ huynh vẫn lưu ý đối với các thực phẩm mới. Cho trẻ ăn từng loại thức ăn mới và đợi khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chuyển sang thực phẩm mới tiếp theo. Như vậy, các phụ huynh sẽ dễ dàng đánh giá được trẻ có phản ứng dị ứng với loại thực phẩm mới đó hay không.

Các dấu hiệu dị ứng phổ biến là: Tiêu chảy, nôn mửa, phát ban. Nếu các phụ huynh nhận thấy một hay nhiều phản ứng này xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn thức ăn mới thì nên lập tức gọi cho bác sĩ của trẻ ngay lập tức. Bác sĩ có thể cho biết phải làm gì nếu những phản ứng đột ngột này có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ. Đặc biệt nếu trẻ có biểu hiện khó thở hoặc sưng mặt, môi thì lập tức đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để kịp thời điều trị.

ăn dặm ở trẻ sinh non
Cha mẹ nên cho trẻ ăn từng loại thức ăn mới và đợi khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chuyển sang thực phẩm mới tiếp theo

4. Làm thế nào để giới thiệu thức ăn mới cho trẻ?

Hãy nhớ rằng việc sử dụng những loại thực phẩm mới cho trẻ không phải là nguyên nhân dễ gây dị ứng. Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với thực phẩm mà chúng đã ăn trước đó nhưng không có biểu hiện gì. Điều này vẫn có thể xảy ra nếu những lần đầu tiên trẻ tiếp xúc với thực phẩm được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, ví dụ như bánh nướng xốp làm từ trứng hoặc sữa.

5. Cho trẻ ăn những chất béo cần thiết

Trên các kệ hàng siêu thị, tạp hóa có tràn ngập các sản phẩm ít béo và không béo. Tuy nhiên trẻ có nên ăn những thực phẩm này không? Câu trả lời là tuyệt đối không. “Chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cả sữa mẹ và sữa công thức đều chứa rất nhiều chất béo”, Susanna Block, bác sĩ nhi khoa Seattle cho biết.

Các chuyên gia khuyến nghị cho trẻ ăn các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, chẳng hạn như phomat và sữa chua, cho đến khi trẻ 2 tuổi.

Lưu ý: không cho trẻ uống sữa bò cho đến khi một tuổi. Thay vào đó nên sử dụng sữa nguyên kem

Chất béo không bão hòa được tìm thấy trong quả bơ khiến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời khác cho bé. Ngoài ra các loại chất béo tìm thấy trong cá hồi hoặc các loại cá béo khác cũng chứa nhiều acid béo thiết yếu, đặc biệt là omega-3, rất tốt trong sự phát triển của trẻ nhỏ.

Thông thường, các bé sẽ không dễ làm quen ngay được với một loại món ăn mới, do đó các bà mẹ nên kiên nhẫn thử cho bé ăn nhiều lần. Đến một lúc nào đó em bé sẽ quen và chấp nhận món ăn đó.

6. Hạn chế đồ ăn vặt

đường và đồ ngọt
Những tác động tiêu cực của đồ ăn vặt có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều đối với trẻ sơ sinh

Mọi người đều biết rằng đồ ăn vặt không lành mạnh đối với sức khỏe, nhưng những tác động tiêu cực của nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều đối với trẻ sơ sinh. Điều đó là bởi vì ngay cả một khẩu phần rất nhỏ đồ ăn vặt cũng có thể chứa rất nhiều đường hoặc muối. Chúng cung cấp năng lượng nhưng không kèm theo chất dinh dưỡng khiến bé nhanh no và không còn đủ chỗ cho thức ăn lành mạnh với các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của não bộ.

Bác sĩ kiêm chuyên gia dinh dưỡng Christine Gerbstedt cho biết: “Nhu cầu calo của trẻ tương đối thấp nhưng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cao. "Dinh dưỡng không đủ thậm chí có thể ảnh hưởng đến các mốc phát triển quan trọng trong cuộc đời của trẻ." Do đó, đừng biến việc ăn vặt trở thành thói quen của trẻ bởi những thói quen trong giai đoạn này sẽ rất khó từ bỏ khi trẻ lớn lên.

7. Đề phòng nguy cơ nghẹt thở

Nghẹt thở là mối nguy hiểm thường trực với trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nên nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn cho trẻ và lưu ý rằng việc ăn dặm cũng giống như bất kỳ cột mốc quan trọng nào khác trong quá trình phát triển của bé. Một số trẻ có thể sẵn sàng cho việc ăn dặm sớm hơn những bé khác.

Khi bé dần quen với việc ăn dặm và có thể tự bốc ăn, các bà mẹ sẽ không cần xay nhuyễn mọi thứ nữa nhưng phải đảm bảo cắt thức ăn thành những miếng nhỏ phù hợp với bé. Đừng cho bé ăn những thức ăn có nguy cơ gây nghẹt thở như xúc xích, các loại hạt, rau sống, bỏng ngô và các loại thực phẩm khác có thể không an toàn.

8. Giúp trẻ vui vẻ trong khi ăn

Cho trẻ ăn
Khi đề cập đến vấn đề cho trẻ ăn, các ông bố bà mẹ nên thay đổi cách suy nghĩ và tìm hiểu những quy tắc mới trong việc cho bé ăn để giúp trẻ hình thành những thói quen ăn uống tốt

Khi đề cập đến vấn đề cho trẻ ăn, các ông bố bà mẹ nên thay đổi cách suy nghĩ và tìm hiểu những quy tắc mới trong việc cho bé ăn để giúp trẻ hình thành những thói quen ăn uống tốt

Ăn tối với bạn bè và gia đình thân yêu chắc chắn là một trong những thú vui nguyên sơ và hồn nhiên nhất của cuộc đời của mỗi người. Bé sẽ quan sát cha mẹ làm mẫu do đó hãy thay đổi khẩu vị thường xuyên để bé thấy được cha mẹ mình cũng có thể thưởng thức nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Một số điều các ông bố bà mẹ có thể làm để những bữa ăn trở thành trải nghiệm thú vị với trẻ. Trước tiên, hãy đảm bảo đủ thời gian để không phải vội vàng trong mỗi bữa ăn của bé và chấp nhận sự lộn xộn khi trẻ xới tung thức ăn lên và khiến nó vương vãi ra ngoài. Chuyên gia dinh dưỡng Eileen Behan cho biết: "Trẻ nhỏ đang học cách ăn nên chúng sẽ khiến mọi thứ trở nên lộn xộn. Tuy nhiên chúng sẽ thực sự học về vị và mùi mới cũng như cách đưa thức ăn vào miệng". "Quan trọng nhất, chúng đang học rằng việc ăn uống có thể dễ chịu và thú vị." Để việc dọn dẹp dễ dàng hơn, hãy đặt một tấm lót sàn dưới ghế ăn cho bé và để chúng thoải mái tận hưởng sự thú vị trong các bữa ăn của mình.

Khi đề cập đến vấn đề cho trẻ ăn, các ông bố bà mẹ nên thay đổi cách suy nghĩ và tìm hiểu những quy tắc mới trong việc cho bé ăn để giúp trẻ hình thành những thói quen ăn uống tốt không chỉ tại thời điểm đó mà còn cả về sau này. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo trẻ ăn dặm khi ít nhất đủ 4 tháng tuổi và biểu hiện đủ những dấu hiệu cho thấy chúng sẵn sàng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan