Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Bài viết bởi Bác sĩ Đỗ Thị Thảo - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống tiết niệu, đặc trưng bởi sự gia tăng bất thường của số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu. Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn mà chia ra nhiễm khuẩn tiết niệu cao (viêm thận bể thận) và nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang, niệu đạo).

1. Tại sao trẻ em hay mắc nhiễm khuẩn tiết niệu?

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn tiết niệu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, hơn nữa là do việc vệ sinh còn khó khăn khi trẻ ở lứa tuổi nhỏ chưa kiểm soát được đại tiểu tiện vì vậy việc dùng bỉm là phổ biến và không phải cha mẹ nào cũng vệ sinh cho con đúng cách.

Bệnh lý này còn tăng cao nếu trẻ có thêm các yếu tố nguy cơ như:

Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu

  • Bàng quang thần kinh
  • Trẻ mắc các bệnh lý khác gây suy giảm miễn dịch: nhiễm virus, các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tình trạng suy dinh dưỡng...
  • Điều kiện vệ sinh kém
  • Thói quen uống ít nước, nhịn tiểu ở trẻ em

Tuy nhiên nhìn chung trẻ nữ có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn trẻ nam do cấu trúc giải phẫu niệu đạo ngắn và gần lỗ hậu môn hơn so với trẻ nam.

2. Cách phát hiện trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu?

Trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu thường có các biểu hiện sau:

Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao rét run, mức độ sốt phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và vị trí nhiễm khuẩn.

Rối loạn tiểu tiện: đái khó, đái buốt, đái rắt, đái mủ...Với trẻ nhỏ chưa biết nói có thể nhận thấy trẻ khóc mỗi khi đi tiểu, nước tiểu không thành dòng, nước tiểu có mủ hoặc nặng mùi.

Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy... Bởi vậy nếu trẻ có triệu chứng tiêu hóa kéo dài khó giải thích cần được làm xét nghiệm nước tiểu kiểm tra.

Đau bụng ở trẻ em
Trẻ xuất hiệu triệu chứng đau bụng do rối loạn tiêu hóa

3. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn tiết niệu, đặc biệt là trẻ gái. Bởi vậy cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt với trẻ gái cần vệ sinh từ trước ra sau.
  • Thay bỉm thường xuyên cho trẻ, lau khô sau khi vệ sinh, quan sát kỹ bỉm xem có màu sắc bất thường hoặc cặn trắng đọng lại không
  • Với trẻ trai cần vuốt nhẹ bao quy đầu xem con có bị hẹp bao quy đầu hay không, hoặc có biểu hiện phồng bao quy đầu khi đi tiểu hay không? Nếu có cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
  • Cho trẻ uống đủ nước
  • Tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ, dặn trẻ không được nhịn tiểu
  • Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều lần tái diễn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên sâu để được khảo sát hệ tiết niệu, phát hiện các dị dạng bẩm sinh nếu có.
Khám nhi
Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám

Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Lefvox
    Tìm hiểu về thuốc Lefvox

    Lefvox là loại thuốc trị ký sinh trùng, có tác dụng tiêu diệt nấm, vi khuẩn và virus. Thuốc Lefvox được điều chế ở dạng viên nén bao phim. Chỉ nên sử dụng thuốc Lefvox cho người trên 18 tuổi ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Klavunamox Pediatric
    Công dụng thuốc Klavunamox Pediatric

    Thuốc Klavunamox Pediatric là bột pha hỗn dịch uống chứa thành phần Amoxicillin và Acid clavulanic, được chỉ định để điều trị nhiễm trùng ở trẻ em. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ...

    Đọc thêm
  • doribax
    Công dụng thuốc Doribax

    Thuốc Doribax có chứa thành phần chính là Doripenem monohydrate, bào chế dạng bột pha dung dịch tiêm truyền. Thuốc được đóng gói dạng hộp 10 lọ. Toàn bộ thông tin công dụng của thuốc Doribax và chỉ định, chống ...

    Đọc thêm
  • besitabine
    Công dụng thuốc Besitabine

    Besitabine là thuốc bột pha tiêm chứa thành phần Ceftazidime, một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Để dùng thuốc Besitabine an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • thuốc Thycar
    Công dụng thuốc Hancefix

    Hancefix thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận – bể thận, viêm phế quản...

    Đọc thêm