Có an toàn khi sử dụng nước rửa tay cho trẻ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Bác sĩ Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây là cách tốt nhất để trẻ loại bỏ vi khuẩn. Nếu không có xà phòng và nước, có thể sử dụng nước rửa tay với ít nhất 60% cồn. Vậy khi sử dụng nước rửa tay cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?.

1. Sử dụng nước rửa tay có an toàn cho trẻ không?

Rửa bằng xà phòng và nước là tốt nhất. Thời gian rửa tay tối thiểu là 30 giây và có thể dùng ở bất kỳ nhiệt độ nào. Vì nước lạnh và nước ấm đều có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh như nhau.

Quý phụ huynh nên áp dụng quy trình rửa tay của Bộ Y tế ban hành khi rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ thực hiện từng bước rửa tay đúng cách như sau:

Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay và chà 2 lòng bàn tay vào với nhau.

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và thực hiện ngược lại.

Bước 4: Chà lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

Bước 6: Xả cho tay hết nước xà phòng dưới nguồn nước sạch, lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Ngoài ra, các chất khử khuẩn có cồn đều có thể sử dụng cho trẻ nhỏ miễn là bạn xử lý chúng cẩn thận: Chỉ sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu và xoa vào tay của trẻ cho đến khi chúng khô hoàn toàn để trẻ không cố gắng liếm hoặc nuốt, sau đó cất giữ lọ dung dịch rửa tay an toàn ngoài tầm với.

Hàm lượng cồn trong hầu hết các loại nước rửa tay là 60 đến 70%. Khi cho trẻ sử dụng phụ huynh phải hết sức cẩn thận, nếu không trẻ em uống phải hoặc dính vào mắt có thể dẫn đến các phản ứng có hại, tuỳ vào mức độ mà có thể gây rối loạn, viêm kết mạc; nặng hơn sẽ dẫn đến suy hô hấp...

Rửa tay
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây là cách tốt nhất để trẻ loại bỏ vi khuẩn

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ nuốt phải nước rửa tay?

Nuốt phải dung dịch nước rửa tay trẻ có thể bị kích thích như buồn nôn, bộ phận tiêu hóa bị nhiễm có thể gây bỏng nhẹ trong thành ruột.

Trong những trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện những triệu chứng như: buồn ngủ hoặc có đôi mắt bị kích thích, hãy đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu.

3. Nên tránh nước rửa tay không cồn

Một số chất khử trùng sử dụng một thành phần gọi là benzalkonium chloride (BAC). Nó có tác dụng lâu hơn rượu, vì vậy nó thường được sử dụng trong bệnh viện. Nhưng đây không phải là lựa chọn tốt nhất để sử dụng tại nhà vì BAC có thể gây kích ứng da và mắt, thậm chí một lượng nhỏ cũng có thể gây độc. Hơn nữa, vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc theo thời gian.

Một số thương hiệu chỉ dựa vào tinh dầu để diệt vi khuẩn. Những loại sử dụng dầu cỏ xạ hương, lá oregano hoặc chanh có thể chống lại một số vi khuẩn, nhưng những loại dầu này cũng là chất gây kích ứng da.

Nước rửa tay khô có tác dụng diệt khuẩn thế nào?
Chúng ta tốt nhất không nên sử dụng nước rửa tay không cồn

Dùng nước rửa tay không cồn còn làm tăng thêm vi khuẩn, vì nước rửa tay không cồn không chứa cồn. Mà cồn là thành phần chính để diệt vi khuẩn để phòng dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Chúng ta tốt nhất không nên sử dụng nước rửa tay không cồn.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan