Đặc điểm các cơn co giật do sốt ở trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Sốt co giật ở trẻ em là tình trạng có thể xảy ra khi trẻ sốt cao. Tùy vào cơn sốt co giật sẽ có đặc điểm khác nhau và dựa đó để phân biệt sốt co giật ở trẻ em do các nguyên nhân tổn thương nào gây ra.

1. Sốt co giật ở trẻ em

Sốt và co giật thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ở trẻ sơ sinh, độ tuổi thường gặp là trẻ từ 6 tháng tuổi, phổ biến là khoảng 1 - 1,5 tuổi. Sốt co giật có thể xảy ra khi trẻ 5 tuổi.

Tình trạng co giật có thể xuất hiện trong các trường hợp sau:

  • Cơ thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng ở các cơ quan của hệ hô hấp hoặc tiêu hóa, tiết niệu, ...
  • Trẻ sau khi tiêm chủng
  • Mắc bệnh cấp tính có triệu chứng sốt.

Tuy nhiên, cần phân biệt sốt co giật ở trẻ em với dấu hiệu bất thường ở thần kinh do bệnh viêm não, viêm màng não hoặc tình trạng rối loạn chuyển hóa cấp tính trong cơ thể gây ra.

Sốt co giật ở trẻ em không phải do di truyền, tuy nhiên tỷ lệ bị sốt co giật ở trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ cao hơn hoặc do một số gen gây bệnh có liên quan gây ra.

2. Đặc điểm sốt co giật ở trẻ em

Co giật do sốt có thể là tình trạng đơn thuần hoặc phức tạp. Tùy vào mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau:

  • Sốt co giật đơn thuần: Là cơn co giật toàn cơ thể xảy ra trong thời gian không dài hơn 15 phút và không có dấu hiệu bất thường ở hệ thần kinh của trẻ. Phần lớn sốt co giật ở trẻ là sốt co giật đơn thuần.
  • Sốt co giật phức tạp: Là cơn co giật cục bộ xảy ra trong thời gian nhiều hơn 15 phút, các dấu hiệu chức năng thần kinh có thể được phục hồi trong khoảng 1 giờ. Tuy nhiên, trẻ có thể bị co giật tái phát trong những đợt sốt.
  • Sốt gây ra động kinh: Là cơn co giật xảy ra trong thời gian nhiều hơn 30 phút.
Trẻ sốt cao co giật
Sốt co giật đơn thuần ở trẻ em cơ thể xảy ra trong thời gian không dài hơn 15 phút

3. Dấu hiệu sốt co giật ở trẻ em

Trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ có thể nhận biết những dấu hiệu sốt co giật ở trẻ em thông qua những biểu hiện cơ bản sau:

  • Cơn co giật có thể xuất hiện khi trẻ chưa sốt hoặc sốt nhẹ. Tuy nhiên, khi sốt trên 38,5 độ C, co giật thường xuất hiện nhất.
  • Co giật toàn thân là điển hình khi cơ thể bắt đầu tăng nhanh nhiệt độ với dấu hiệu là cơn giật rung, mất trương lực.
  • Sau 24 giờ đầu tiên, sốt co giật ở trẻ em có thể tái phát với thời gian dài hơn từ vài phút đến vài giờ.
  • Nếu co giật kéo dài trên một giờ hoặc nhận thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu cục bộ cần xác định bằng chứng rối loạn cấp tính ở hệ thần kinh trung ương.

4. Tiên lượng sốt co giật ở trẻ em

Thực tế sẽ tùy vào tình trạng sốt co giật ở trẻ mà có thể đưa ra những tiên lượng khác nhau.

  • Sốt co giật ở trẻ em có thể tái phát với tỷ lệ khoảng 35%, tỷ lệ này có thể cao hơn nếu trẻ đã bị sốt và co giật khi trẻ chưa được 12 tháng tuổi.
  • Trẻ có nguy cơ tái phát cao hơn nếu trẻ bị sốt co giật phức tạp hoặc trẻ mắc chứng chậm phát triển.
  • Phần lớn sốt co giật đơn thuần ở trẻ không gây ra di chứng cho hệ thần kinh. Nhưng co giật do sốt có thể là dấu hiệu ban đầu của rối loạn thần kinh mà trẻ chưa được phát hiện. Các dấu hiệu rối loạn thần kinh có thể xuất hiện hoặc được phát hiện sau. Khi đó, sốt không phải là nguyên nhân gây co giật.
  • Sốt co giật kéo dài và không được xử trí điều trị có thể liên quan đến tình trạng những phần não bị tổn thương như hồi hải mã.
Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm phòng
Sốt co giật kéo dài và không được xử trí điều trị có thể gây tổn thương não ở trẻ

5. Phòng ngừa sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy, để phòng ngừa những biến chứng không đáng có xảy ra, khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần lưu ý:

  • Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên và cẩn thận.
  • Khi trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên cần thực hiện các biện pháp hạ sốt để ngăn ngừa co giật do sốt có thể xảy ra.
  • Tránh tự ý ngăn ngừa co giật do sốt tái phát bằng cách duy trì dùng thuốc trừ trường hợp co giật kéo dài hoặc xuất hiện nhiều cơn.

Tùy vào sốt co giật ở trẻ em là loại đơn thuần hay phức tạp sẽ có đặc điểm là co giật toàn thân hoặc cục bộ với thời gian kéo dài là khác nhau.

Thực tế việc trẻ bị co giật do sốt sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sự phát triển của trẻ. Khi trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ nên thật bình tĩnh chăm sóc cho trẻ theo hướng dẫn. Ngay sau khi hết cơn co giật cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải như: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ,.... Dưới sự tận tâm của đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn sẽ giúp sức khỏe trẻ sớm được ổn định. Khi lựa chọn khám bệnh tại bệnh viện khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan