Dấu hiệu mất nước và cách xử trí trẻ bị tiêu chảy cấp

Bài viết bởi Bác sĩ Bùi Thu Hương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn 3 lần trong 24h. Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày. Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị mất nước, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng.

1. Dấu hiệu mất nước

Dấu hiệu mất nước ở trẻ 1 tuần - 2 tháng tuổi

Dấu hiệu mất nước ở trẻ 1 tuần - 2 tháng  tuổi

Dấu hiệu mất nước ở trẻ 2 tháng - 5 tuổi:

Dấu hiệu mất nước ở trẻ 2 tháng - 5 tuổi:

2. Điều trị mất nước do tiêu chảy cấp ở trẻ

Phác đồ A:

  • Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước. Số lượng uống: Cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài với số lượng nước như sau:
  • Dung dịch ORESOL (ORS) áp lực thẩm thấu thấp là tốt nhất
Điều trị mất nước do tiêu chảy cấp ở trẻ

Cách cho uống:

  • Trẻ < 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bằng bát.
  • Trẻ bị nôn, dừng lại đợi 5-10 phút sau lại tiếp tục cho uống.

Phác đồ B

Điều trị các trường hợp mất nước vừa và nhẹ, cho bệnh nhi uống ORS dựa theo cân nặng hay tuổi (nếu không cân được). Lượng ORS cho uống trong 4 giờ đầu (ml):

  • Số lượng nước (ml) = Cân nặng bệnh nhi x 75 ml.

Cách cho uống:

  • Trẻ nhỏ 2 tuổi thì cho uống từng thìa, cứ 1 -2 phút cho uống 1 thìa, đối với trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng chén.
  • Nếu trẻ nôn cho ngừng uống 10 phút sau đó cho uống chậm hơn.
  • Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước; nếu hết triệu chứng mất nước chuyển sang phác đồ A, trẻ còn dấu hiệu mất nước vừa và nhẹ thì tiếp tục theo phác đồ B. Nếu nặng lên thì chuyển sang phác đồ C .

Phác đồ C

  • Áp dụng trong những trường hợp mất nước nặng
  • Truyền tĩnh mạch ngay 100ml/kg dung dịch Ringe Lactate (hoặc dung dịch muối sinh lý) chia số lượng và thời gian như sau:
Phác đồ C

  • Cứ 1 -2 giờ đánh giá lại bệnh nhân. Lại truyền một lần nữa với số lượng và thời gian tương tự nếu mạch quay còn yếu hoặc không bắt được. Nếu tình trạng mất nước không tiến triển tốt thì truyền nhanh hơn.
  • Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, cho uống ORS (5ml/kg/giờ).
  • Nếu không truyền được, đặt ống thông dạ dày cho ORS với số lượng 20ml/kg/giờ (tổng số 120ml/kg)
  • Cho ăn trở lại ngay khi trẻ có thể ăn được như tiếp tục bú mẹ hoặc cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng

Điều trị hỗ trợ:

  • Bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp.
  • Trẻ 1 - < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày
  • Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày x 10 – 14 ngày
  • S. Boulardii: 200 – 250mg/ngày x 5 - 6 ngày kết hợp với bù nước và điện giải đầy đủ.
  • Racecadotril: 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày kết hợp với bù nước, điện giải đầy đủ và không dùng quá 7 ngày
  • Không sử dụng thuốc cầm nôn, cầm đi ngoài
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: tiếp tục bú mẹ hoặc sữa trước đó, không pha loãng sữa, tránh carbohydrat
Tiêu chảy ở trẻ nên truyền dịch gì
Truyền dịch bù nước cho trẻ bị tiêu chảy cấp

3. Phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ

Để phòng ngừa tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Sử dụng vaccine phòng bệnh: Tiêm phòng đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Phòng đặc hiệu tiêu chảy bằng vaccin: Rotavirus, tả, thương hàn.
  • Cải thiện tập quán ăn sam.
  • Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.
  • Thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến hoặc bảo quản thức ăn.
  • Rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan