Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Bài được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phan Phi Tuấn - Trưởng khoa và Bác sĩ Nguyễn Xuân Tịnh - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em là một bệnh lý thường có nguyên nhân như bế tắc đường tiết niệu do dị tật hay trào ngược bàng quang – niệu quản bẩm sinh, hẹp da quy đầu, hẹp miệng niệu đạo bẩm sinh. Vì vậy, cần phải phát hiện sớm và điều trị tích cực cả bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nguyên nhân gây ra nó, để tránh tình trạng viêm thận bể thận cấp tính trên cơ thể đang phát triển.

1. Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

  • Bất thường cấu trúc đường tiết niệu (ví dụ van niệu đạo sau).
  • Có dị tật bẩm sinh đường tiết niệu như trào ngược bàng quang niệu quản (nước tiểu trào ngược bất thường từ bàng quang lên niệu quản và lên thận) và van niệu đạo sau.
  • Bé trai không được cắt bao quy đầu.
  • Hẹp miệng niệu đạo.
  • Những nguyên nhân khác: táo bón, vệ sinh vùng sinh dục kém, đặt ống sonde tiểu kéo dài hoặc có tiền sử gia đình nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân như: niệu đạo bé gái ngắn, sỏi niệu quản, v..v...

Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

2. Dấu hiệu lâm sàng

Những triệu chứng nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ trên 3 tuổi thường giống người lớn với những biểu hiện hội chứng viêm bàng quang cấp: tiểu đau, tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt. Ngoài ra, bé có thể có biểu hiện tiểu són, tiểu dầm, mệt mỏi, biếng ăn, sốt....

Trẻ nhỏ hay sơ sinh có triệu chứng rất kín đáo do bệnh nhi chưa biết cách thể hiện các triệu chứng, theo dõi số lần đi tiểu của bé cũng khó khăn. Bệnh nhi chỉ có các dấu hiệu gián tiếp như sốt, bứt rứt, khó chịu, quấy khóc. Đối với trẻ càng nhỏ thì bệnh có thể biểu hiện nặng hơn do tình trạng nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn xâm nhập vào máu và lan nhanh khắp cơ thể).

3. Dấu hiệu cận lâm sàng

Tiêu chuẩn Kass vẫn áp dụng được trên nhiễm khuẩn đường tiết niệu trẻ em, tuy nhiên vấn đề lấy cấy nước tiểu tương đối khó khăn do bệnh nhi chưa biết phối hợp.

Nước tiểu phải được lấy khi bé đang đi tiểu. Để đảm bảo mẫu nước tiểu không bị lây nhiễm vi khuẩn bên ngoài, bạn phải lấy nước tiểu giữa dòng, nghĩa là sau khi vệ sinh sạch sẽ đường tiểu và cho bé đi tiểu, bạn phải bỏ phần nước tiểu ban đầu (nghĩa là bỏ phần nước tiểu đầu dòng), chỉ hứng phần nước tiểu sau đó và phải ngưng lại trước khi bé đi tiểu xong (nghĩa là không lấy phần nước tiểu cuối dòng).

Nước tiểu giữa dòng
Nước tiểu giữa dòng được sử dụng làm xét nghiệm

Nếu bé không thể lấy nước tiểu giữa dòng, bác sĩ có thể phải lấy mẫu nước tiểu bằng cách đưa một ống nhỏ vào bàng quang thông qua niệu đạo (đặt xông tiểu) hay chọc một kim nhỏ vào bàng quang thông qua thành bụng.

Ngoài ra, để xác định bệnh lý nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên trẻ em, nên làm thêm các xét nghiệm:

  • Siêu âm hệ tiết niệu.
  • X Quang bàng quang niệu đạo khi rặn tiểu.
  • Chụp CT hay MRI hệ tiết niệu khi cần thiết.
  • Thăm dò niệu động học để đánh giá chức năng bàng quang.
tác dụng siêu âm ổ bụng
Siêu âm hệ tiết niệu giúp chẩn đoán bệnh

4. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

  • Ở trẻ em, nhiễm khuẩn đường tiết niệu phải được điều trị bằng kháng sinh không chậm trễ để bảo vệ sự phát triển của thận.
  • Phải dùng loại kháng sinh ít gây độc trẻ em và đúng liều lượng.
  • Phải lấy nước tiểu gửi đi nuôi cấy trước khi khởi đầu điều trị để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
  • Trẻ cần nhập viện và điều trị kháng sinh tĩnh mạch nếu bị sốt cao, nôn, đau sườn lưng dữ dội và không thể uống thuốc.
  • Có thể dùng kháng sinh đường uống cho trẻ trên 3 tới 6 tháng tuổi, là những trẻ có thể uống thuốc được.
  • Điều quan trọng là trẻ phải dùng đủ liều kháng sinh đã được kê, ngay cả khi trẻ đã hết triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Đối với một số trẻ có thể dùng thuốc điều trị

5. Dự phòng tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Nếu trẻ đã bị nhiễm khuẩn tiểu một lần sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn tiểu tái phát sau đó, đặc biệt là bé gái, trong đó chú ý điều trị triệt để nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sau đây là những hướng dẫn đơn giản giúp bạn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiểu cho trẻ:

  • Dạy cho bé gái biết phải rửa từ phía trước ra phía sau sau khi đi vệ sinh.
  • Khuyến khích trẻ uống đầy đủ nước.
  • Khuyến khích trẻ đi vệ sinh thường xuyên.
  • Phòng ngừa táo bón.
  • Tắm nước ấm.
  • Mặc quần áo thoải mái.
  • Uống nhiều nước trái cây mát.

Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em không phải là mối bận tâm quá lớn. Tuy nhiên, nếu bị dạng nhiễm khuẩn này trong một thời gian dài, thận của trẻ có thể bị ảnh hưởng, nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cũng nảy sinh. Vậy nên, nếu phát hiện bé có những biểu hiện trên, nên đưa bé đi khám bệnh để tránh những ảnh hưởng không tốt sau này.

Khám nhi Vinmec Times City
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện cung cấp Gói khám sàng lọc Tiết niệu - Sỏi dành cho tất cả các khách hàng có nhu cầu khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tiết niệu. Quý khách tham gia gói khám sẽ được hưởng nhiều tiện ích như:

  • Được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
  • Thực hiện các dịch vụ chụp Xquang và siêu âm chẩn đoán.
  • Phát hiện sớm các bệnh về tiết niệu, sỏi và được tư vấn điều trị kịp thời.

Quý khách có nhu cầu khám tại bệnh viện Vinmec có thể đăng ký khám tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • etamet 1g
    Công dụng thuốc Etamet

    Thuốc Etamet có thành phần chính Cefmetazol - là 1 kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2, được dùng bằng đường tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • gentastad 80mg
    Công dụng thuốc Gentastad 80mg

    Gentastad là thuốc gì, có phải thuốc kháng sinh không? Thực tế, Gentastad 80mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, chứa thành phần chính Gentamicin, được dùng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

    Đọc thêm
  • yungpenem
    Công dụng thuốc Yungpenem

    Yungpenem thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 10 lọ. Thành phần chính của Yungpenem là Cilastatin (dưới dạng Cilastatin ...

    Đọc thêm
  • savixime
    Công dụng thuốc Savixime

    Thuốc Savixime có thành phần hoạt chất chính là Cefotaxim dưới dạng Cefotaxim natri và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có công dụng trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng ...

    Đọc thêm
  • Newfazidim
    Công dụng thuốc Newfazidim

    Newfazidim là thuốc được sử dụng theo đường tiêm truyền nhằm điều trị những trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng xương và khớp, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng ...

    Đọc thêm