Đau ngực ở trẻ em, nhất là tuổi mới biết đi

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Th.S BS. Đặng Thị Ngoan– Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Ở hầu hết trẻ em mới biết đi và thanh thiếu niên khỏe mạnh bình thường, đau ngực không phải do vấn đề về tim. Chủ yếu là nó liên quan đến 'thành ngực', được tạo thành từ các cấu trúc bao quanh tim và phổi, bao gồm cả xương sườn và xương ức. Đôi khi chúng ta không biết chính xác nguyên nhân gây ra đau ngực. Thường thì nó liên quan đến ho và căng các cơ xung quanh khung xương sườn. Một số bệnh do vi-rút gây ra có thể gây viêm khớp giữa xương sườn và xương ức, có thể dẫn đến đau. Đây được gọi là viêm túi lệ. Để có thêm thông tin hơn về đau ngực ở trẻ mới biết đi, những nội dung trong bài viết này sẽ rất hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Đau ngực ở trẻ là gì?

Một điều các bậc cha mẹ nên cảm thấy may mắn là những cơn đau tim khó xảy ra ở độ tuổi này của trẻ. Tuy nhiên đau ngực ở trẻ mới biết đi là điều đáng lo ngại và tương đối phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân đau ngực của trẻ không liên quan đến tim và thường không đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ngực ở trẻ em:

  • Chấn thương hoặc căng cơ. Xương hoặc cơ ở ngực của bé có thể bị đau do ngã, va đập hoặc trong lúc trẻ cố gắng nâng một vật nặng hay khi trẻ tập thể dục, chơi thể thao quá sức.
  • Viêm. Đôi khi, khu vực giữa xương ức và xương sườn của trẻ có thể bị viêm, tình trạng này còn được gọi là viêm bờ mi. Trẻ có thể cảm thấy đau khi thở kể cả ở vùng bên cạnh xương ức. Điều này thường xảy ra sau khi trẻ bị bệnh do virus hoặc bị ho thường xuyên. Chúng có thể kéo dài trong vài tuần và cần dùng một số loại thuốc chống viêm như ibuprofen.
  • Bệnh hen suyễn. Nếu thủ phạm là bệnh hen suyễn thì ngoài đau ngực, trẻ còn có các triệu chứng khác như ho dữ dội và khó thở. Các triệu chứng của trẻ có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, sáng sớm và sau khi chạy hoặc khóc.
  • Viêm phổi. Nếu cơn đau ngực kết hợp với một số dấu hiệu khác như ho dai dẳng, trẻ có thể đã bị mắc viêm phổi. Các triệu chứng của viêm phổi ngoài đau ngực còn có thể bao gồm: khó thở, thở nhanh, nhịp thời không đều, thở khò khè, sốt, ớn lạnh, chán ăn, đau bụng, nôn mửa hoặc thậm chí tiêu chảy.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng. Nếu trẻ có biểu hiện đau âm ỉ ở ngực khi lo lắng hoặc buồn phiền vì vấn đề gì đó, điều này có thể liên quan trực tiếp đến căng thẳng. Tuy nhiên, đau ngực do căng thẳng thường xảy ra ở những trẻ lớn hơn.
  • Nuốt phải dị vật. Trong trường hợp trẻ nuốt phải một đồ vật gì đó chẳng hạn như đồ chơi, một đồng xu hay một quả nho quá cỡ, trẻ có thể cảm thấy tức ngực do thực quản bị chèn ép và kích thích. Bé cũng có thể bị ho, thở khò khè hoặc chảy nước dãi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bé kêu đau tức ngực sau khi ăn, đó có thể là kết quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt là những trẻ có thói quen nằm ngay sau khi ăn xong. Ngoài ra trẻ cũng sẽ cảm thấy đau họng, có vị chua trong miệng hoặc thậm chí nôn mửa.
Làm thế nào để phân biệt ho do viêm phổi và do trào ngược dạ dày - thực quản?
Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bé bị đau tức ngực sau khi ăn

  • Hội chứng bắt chước tim. Mặc dù trên thực tế là vô hại tuy nhiên hội chứng bắt chước tim có thể gây ra các cơn đau dữ dội ở bên ngực trái, chỉ kéo dài vài giây hoặc lâu nhất là vài phút và xảy ra nhiều lần trong ngày. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của hội chứng này nhưng đã có những ý kiến cho rằng có thể là do sự co cứng cơ hoặc dây thần kinh bị chèn ép.
  • Dấu hiệu tuổi dậy thì. Đối với những bé gái, đau ngực có thể là dấu hiệu sớm của tuổi dậy thì khi chúng bắt đầu phát triển. Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt đã chỉ ra rằng các bé gái đang có những dấu hiệu dậy thì sớm một cách đáng lo ngại. Các chuyên gia cũng khuyến cáo những bé gái dậy thì trước 8 tuổi cần được kiểm tra tại các cơ sở y tế.

2. Làm cách nào để biết trẻ có vấn đề về tim hay không?

Tuy rất hiếm trường hợp đau ngực ở trẻ mới biết đi xuất phát từ tim tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra. Theo một nghiên cứu mới đây, khoảng 2% trẻ em và thanh thiếu niên có dấu hiệu đau ngực là liên quan đến bệnh tim. Trẻ đau ngực có thể trở nên nghiêm trọng nếu:

  • Đau rất dữ dội
  • Cảm giác đau tồn tại trong khoảng thời gian dài
  • Cảm giác đau tăng lên khi hoạt động, đi lại hoặc chơi thể dục, thể thao.
  • Đau ngực kèm với sốt, chóng mặt, khó thở hoặc ngất xỉu.
  • Đau lan ra các bộ phận khác xung quanh

Trong khi đó, các vấn đề liên quan đến tim có thể dẫn đến đau ngực bao gồm:

  • Cấu trúc tim hoặc hệ thống mạch bất thường
  • Đôi khi trẻ em được sinh ra với những bất thường về tim do di truyền mà mãi đến sau này, khi lớn lên mới phát hiện ra.
  • Viêm màng ngoài tim, viêm niêm mạc tim. Bệnh thường tự khỏi tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể mới chính là thứ nghiêm trọng đối với trẻ.
  • Viêm cơ tim. Cơ tim bị viêm, giảm khả năng bơm máu. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm trùng và phản ứng với các loại thuốc.
  • Bệnh Kawasaki. Một căn bệnh khiến các mạch máu bị viêm, thường kèm theo sốt cao và da bị bong tróc. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, có thể được điều trị khi phát hiện sớm và hầu hết trẻ mắc bệnh này đều có thể được điều trị khỏi.
  • Nhịp tim bất thường. Nhịp tim không đều thường gặp ở những trẻ mới biết đi và thông thường, chúng không phải điều gì đó quá đáng ngại. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng nhịp tim bất thường ở trẻ có thể xuất hiện do các bệnh lý có từ trước đó.
bệnh tim bẩm sinh
Một số trường hợp rất nhỏ đau tức ngực ở trẻ có liên quan đến tim

3. Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc và mức độ mắc bệnh của trẻ. Thậm chí trong nhiều trường hợp, cha mẹ trẻ nên cân nhắc gọi xe cấp cứu nếu trẻ đau ngực và có biểu hiện khó thở.

Nên gọi cho bác sĩ trong trường hợp trẻ đau ngực có kèm theo các triệu chứng khác và các bà mẹ nghĩ rằng con họ có thể bị viêm phổi, hen suyễn hoặc rối loạn trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra cũng nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra trong trường hợp nghi bé nuốt phải dị vật hoặc nghi ngờ tình trạng đau ngực có liên quan đến các vấn đề về tim.

Trường hợp trẻ có vẻ ổn ngoại trừ cơn đau ngực và cơn đau hết nhanh thì có lẽ đó không phải vấn đề đáng lo ngại. Các bậc cha mẹ không cần gọi cho bác sĩ hay đưa trẻ đến cơ sở y tế mà chỉ cần theo dõi trẻ trong ngày hôm đó và một số ngày sau.

4. Làm thế nào để bác sĩ chẩn đoán và điều trị đau ngực ở trẻ em?

Để chẩn đoán đau ngực, các bác sĩ sẽ:

  • Khám tổng quát phần ngực của bé.
  • Sử dụng ống nghe để khám ngực. Bằng cách này, các bác sĩ có thể xác định xem cơn đau xuất phát từ thành ngực (xương sườn, cơ hoặc da) hay từ các cơ quan bên trong lồng ngực như tim hoặc phổi.
  • Chỉ định chụp X-quang phổi trong trường hợp thăm khám tổng quan không cho ra kết quả. Chụp X-quang phổi có thể giúp các bác sĩ xem xét liệu trẻ có bị viêm phổi hoặc nuốt phải dị vật nào đó hay không.

Khi đã chẩn đoán được nguyên nhân gây ra cơn đau, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ, nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu cơn đau ngực của bé nghiêm trọng hoặc kéo dài trong một thời gian dài, bác sĩ có thể giới thiệu trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

5. Làm gì để giúp trẻ không bị đau ngực ở nhà?

Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của cơ đau ngực ở trẻ. Đối với những người hợp đau ngực không nghiêm trọng, các ông bố bà mẹ có thể:

  • Trấn an trẻ. Nếu cơn đau ngực chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút, việc trấn an để khiến trẻ bớt sợ hãi có thể là tất cả những gì các ông bố bà mẹ cần phải làm.
Trẻ quấy khóc
Cha mẹ nên dỗ dành và trấn an để trẻ bớt sợ hãi khi xuất hiện cơn đau ngực

  • Giảm đau. Nếu cơn đau kéo dài (ví dụ do đau cơ), các bà mẹ có thể cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp đỡ.
  • Đặt một miếng đệm nóng hoặc khăn ấm lên ngực của trẻ. Điều này có thể xoa dịu cơn đau và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Có nhiều lý do khiến trẻ có thể bị đau ngực. Nhiều nguyên nhân gây ra đau ngực không kéo dài và cũng không nguy hiểm đến tính mạng của bé. Tuy nhiên vẫn có một số tình trạng đau ngực là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần sự chẩn đoán kỹ càng đến từ các bác sĩ. Các bậc cha mẹ cần hết sức cảnh giác và không chủ quan trước bất kỳ biểu hiện nào cho thấy trẻ bị đau ngực và trong trường hợp cơn đau không có dấu hiệu kết thúc cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan