Hỗ trợ can thiệp và giáo dục âm nhạc cho trẻ - Kích thích tiềm năng âm nhạc của trẻ

Bài viết được viết bởi Cử nhân Trần Thu Hiền - Kỹ thuật viên trị liệu âm nhạc, Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục.

Âm nhạc được coi như là liệu pháp tốt nhất để luyện tai nghe. Ca hát liên quan đến sự phát triển thể lực, củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp đẩy mạnh chức năng hoạt động cơ quan phát thanh, hô hấp. Vận động theo nhạc giúp trẻ hoạt động vững vàng, bước chạy nhẹ nhàng linh hoạt.

Dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi

1. Kích thích tiềm năng âm nhạc của trẻ phải bắt đầu từ “Nghe”

Khả năng âm nhạc đầu tiên trẻ có và cần được phát triển đó là “NGHE NHẠC”.

Ý nghĩa của việc nghe nhạc:

  • Là mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống
  • Góp phần phát triển cảm xúc
  • Hình thành thói quen nghe nhạc có kiến thức
  • Hoàn thiện phẩm chất trí tuệ và năng lực của trẻ
  • Khơi dậy cảm xúc nhận thức với âm nhạc

Muốn cho trẻ nghe nhạc có hiệu quả cần:

  • Đảm bảo tính vừa sức cảm thụ âm nhạc của trẻ
  • Nghe nhạc với âm lượng vừa phải, thời gian hợp lý
  • Đảm bảo tính nghệ thuật của tác phẩm
  • Đảm bảo tính giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ

Gợi ý cho từng lứa tuổi:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: nghe nhạc nhẹ nhàng, du dương, nhịp độ vừa phải.
  • Trẻ 2 – 4 tuổi: nghe nhạc với tiết tấu sôi động vui vẻ, tươi sáng, giai điệu liền mạch rõ ràng, ca từ đơn giản.
  • Trẻ 4 – 6 tuổi: nghe nhạc theo phong cách nhạc theo sở thích của trẻ, nghe bài hát có nội dung truyền tải ý nghĩa, có tính định hướng và giáo dục.

Lưu ý: Âm lượng lớn có thể trở thành tiếng ồn. Những bài nhạc có âm thanh vui nhộn hay những bài giai điệu nhẹ nhàng phù hợp với trẻ. Bạn nên chọn những bài có ca từ trong sáng và phù hợp với con, nhất là khi bé lớn.

>>> Khi nào có thể cho trẻ học nhạc?

trẻ học nhạc
Vận động theo nhạc giúp trẻ hoạt động vững vàng, bước chạy nhẹ nhàng linh hoạt

2. Kích thích tiềm năng âm nhạc của trẻ bằng “Ca hát”

Nhắc đến khả năng âm nhạc của trẻ thì chúng ta không thể không nhắc đến khả năng “CA HÁT”.

Ý nghĩa của ca hát:

  • Hoạt động hát có tác động đến sự phát triển cơ thể trẻ, (giúp cho trẻ thở sâu phát triển giọng, củng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, đặc biệt là sự tái hiện chính xác âm điệu, nhịp điệu, trí nhớ).
  • Gần gũi và phù hợp với trẻ có giá trị biểu hiện tình cảm cao vì nó tác động bằng âm nhạc và lời ca.

Lựa chọn bài hát:

  • Bài hát phải đảm bảo được yêu cầu về giáo dục
  • Phải phù hợp với sở thích, lứa tuổi và khả năng hát của trẻ
  • Âm vực phù hợp với giọng trẻ

Gợi ý cho từng lứa tuổi:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: hát vuốt đuôi, hát điền từ
  • Trẻ 2 – 4 tuổi: hát điền câu hoặc cả bài các bài hát với câu ngắn, ca từ đơn giản.
  • Trẻ 4 – 6 tuổi: chọn bài hát theo lứa tuổi, âm vực phù hợp với khả năng từng trẻ, lời ca ý nghĩa.
trẻ học nhạc
Nhắc đến khả năng âm nhạc của trẻ thì chúng ta không thể không nhắc đến khả năng “CA HÁT”

3. Kích thích tiềm năng âm nhạc của trẻ thông qua “Vận động”

Do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động của trẻ nhỏ nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng.

Mục đích – ý nghĩa vận động theo nhạc:

  • Vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc
  • Trẻ có thể bộc lộ cảm xúc để giao tiếp với xung quanh và cũng là giải phóng năng lượng
  • Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu
  • Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô

Bài tập vận động cần:

  • Phân tích, tìm hiểu nội dung tác phẩm (cấu trúc, tiết tấu, giai điệu, nội dung lời ca) để hình dung cách thể hiện tác phẩm bằng động tác, điệu bộ
  • Căn cứ vào khả năng vận động của trẻ theo nhóm tuổi
  • Tập luyện cách vận động nhịp điệu

Gợi ý cho từng lứa tuổi:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: hỗ trợ trẻ bằng cách bế ẵm đung đưa, cầm tay trẻ, cho trẻ dẫm chân... chuyển động theo âm nhạc.
  • Trẻ từ 2 – 4 tuổi: cho trẻ vận động tự do theo các sắc thái âm nhạc khác nhau, tập bắt chước các động tác chuyển động theo âm nhạc...
  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: cho trẻ tham gia các lớp tập thể học múa, nhảy... tùy phong cách theo sở thích và năng khiếu của trẻ.

Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, để tiềm năng âm nhạc của trẻ có thể được kích thích và phát huy một cách hiệu quả nhất chúng ta cần giúp cho trẻ được trải qua một quá trình: Học – chơi – tiếp xúc thường xuyên và liên tục.

>>> Cách khuyến khích năng khiếu âm nhạc của trẻ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

281 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan