Huấn luyện giấc ngủ cho bé: Cai sữa đêm

Cai sữa đêm là một quá trình lâu dài. Trước khi cai sữa, mẹ nên cân nhắc về thể trạng của bé liệu có đáp ứng với sự thay đổi và yếu tố sức khỏe của bạn liệu có thể tiếp tục thức đêm để cho bé bú hay không?

1. Khi nào có thể cai sữa đêm cho bé?

Cai sữa đêm cho bé có nhiều thời điểm khác nhau. Sớm nhất là từ 4 - 6 tháng, khi lượng calo cung cấp vào ban ngày đã đáp ứng đủ, bé không cần thức dậy để ăn đêm nữa.

Thời gian cai sữa đêm thường trùng với giai đoạn bé cần trải qua nhiều thay đổi thể chất như mọc răng, cảm lạnh, ... Đây là cũng là giai đoạn bà mẹ chuyển từ ở nhà chăm con sang đi làm.

Nhìn chung, cai sữa đêm cần thực hiện từng bước một vì bé vẫn còn nhỏ, cần nhận được nhiều sự an ủi, gần gũi và trấn an tinh thần từ gia đình.

2. Làm cách nào để biết bé đã sẵn sàng cai sữa hay chưa?

Cai sữa đêm có thể bắt đầu từ 4 - 6 tháng tuổi. Nhiều gia đình lùi lại thời gian cai sữa vì lo ngại trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bé chủ yếu thức dậy đòi ăn theo thói quen chứ không phải do đói.

Rối loạn nhận thức ở trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi có thể bắt đầu cai sữa đêm

Nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ do bé thức đêm đòi bú thì nên suy nghĩ về việc cai sữa đêm sớm cho trẻ với điều kiện trẻ đã đủ phát triển về thể chất để thích nghi với thay đổi. Ngược lại, nếu bạn thích cho trẻ bú đêm thì không cần cai sữa đêm cho bé, thói quen này sẽ mất dần theo thời gian.

Nếu chưa chắc chắn có nên cai sữa cho bé hay không, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn. Bác sĩ có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc và đưa ra quyết định dựa trên mức độ phát triển của bé.

3. Các chuyên gia nói gì về cai sữa đêm cho trẻ?

Trong cuốn sách “Solve Your Child's Sleep Problems”, bác sĩ nhi khoa Richard Ferber nói rằng việc cho trẻ bú đêm không cần thiết có thể gây ra các rối loạn về giấc ngủ. Theo Ferber, trẻ thức dậy đòi ăn nhiều lần trong đêm có thể do tã ướt hoặc các vấn đề tiêu hóa, ... có thể làm trẻ muốn bú thêm, tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Mặt khác, bác sĩ nhi khoa William Sears nhấn mạnh lợi ích của bú đêm đối với việc củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Sears khuyến cáo các bậc cha mẹ đừng vội cai sữa đêm khi nó không quá ảnh hưởng đến gia đình. Trong Sách The Baby Sleep, Sears đưa ra các chiến lược như “chia sẻ” giấc ngủ và cho con bú ở tư thế nằm (dễ dàng cho bú).

Vì thế, quyết định là ở bạn, hãy suy nghĩ để thực hiện những điều tốt nhất cho bạn và gia đình.

4. Mẹo thực hành cai sữa đêm cho bé

Bé chuẩn bị được ăn dặm khi 16 tuần tuổi
Bắt đầu thực hiện quá trình ăn dặm cho trẻ và bú ít hơn vào ban đêm là một mẹo cai sữa đêm cho trẻ

Bạn có thể tham khảo một số mẹo cai sữa đêm cho trẻ như sau:

  • Bắt đầu quá trình ăn dặm từ từ: Cho bé bú trong thời gian ngắn hơn ở mỗi bên vú vào ban đêm hoặc giảm lượng sữa trong bình vào ban đêm. Cố gắng kéo dài khoảng cách giữa các cữ bú bằng việc dỗ dành để bé ngủ trở lại.
  • Đảm bảo bé được bú nhiều trong cả ngày: Khi bé lớn lên và trở nên hiếu động hơn, nó có xu hướng bú bình vào ban ngày và bú bù vào ban đêm. Để đảm bảo bé được bú đủ, bạn nên chia giờ bú, cho bú ở nơi yên tĩnh. Nếu không chắc bé đã bú đủ, hãy kiểm tra sự phát triển bằng cách đưa bé đến phòng khám.
  • Cho bé bú thêm vào buổi tối: Nếu bé được cho bú no trước khi ngủ thì khả năng thức đêm đòi bú sẽ ít hơn. Bạn thậm chí có thể đánh thức bé để cho bú lần cuối hoặc “cho con bú trong mơ” trước khi tự đi ngủ.
  • Tránh cai sữa đêm khi lịch trình thay đổi: Nếu bạn sắp trở lại làm việc hoặc đi nghỉ cùng gia đình. Nếu gần đây bạn ít rảnh rỗi vào ban ngày, hãy đảm bảo dành thêm thời gian âu yếm bé vào ban đêm.
  • Nhờ chồng dỗ dành khi bé khóc vào ban đêm: Nếu bạn là người chăm sóc con vào ban đêm, mùi cơ thể hoặc sữa của bạn có thể khiến bé muốn bú. Thay vào đó, nếu bạn ngủ chung, hãy cân nhắc đặt nôi ở cạnh giường của chồng.
  • Giảm dần các lần cho bú: Nhẹ nhàng xoa dịu và dỗ dành bé khi bé dậy bú và giải thích rằng đã đến giờ ngủ chứ không phải ăn.

Bạn nên tập cho bé ngủ bằng cách nói với bé rằng “mẹ sẽ cho con bú hoặc bú bình vào buổi sáng, bây giờ đã đến lúc đi ngủ”. Nói một cách chắc chắn và nhẹ nhàng trong khi vỗ nhẹ vào lưng hoặc bụng của trẻ, đừng bế trẻ lên. Mặc dù trẻ còn quá nhỏ để hiểu lời nói của bạn, nhưng sẽ dần hiểu ý nghĩa.

Trong nhiều trường hợp, bé chỉ khóc một chút trong một hoặc hai đêm trước khi thích nghi với thời gian biểu mới. Nếu bạn cố gắng giảm số lần bú và bé khóc không nguôi trong nhiều đêm liên tiếp, hãy quay lại thói quen bình thường và thử lại sau một hoặc hai tuần.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

235.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan