Khó ngủ nguyên phát và ngủ nhiều nguyên phát ở trẻ em

Bài viết bởi Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Rối loạn giấc ngủ xảy ra ở 25 – 43% trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 5, gây ra nhiều trở ngại cho bản thân trẻ cũng như gia đình. Các vấn đề về giấc ngủ gây ra rối loạn chức năng cảm xúc, hành vi, và nhận thức đáng kể, đặc biệt ở những trẻ có rối loạn phát triển tâm thần kinh. Các rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm khó ngủ nguyên phát và ngủ nhiều nguyên phát.

1. Thời gian ngủ của trẻ theo từng lứa tuổi

Tùy theo lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau.

  • Trẻ sơ sinh thường ngủ 20 – 22 giờ mỗi ngày, chỉ thức khi đói và bị ướt.
  • Trung bình trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16 – 18 giờ mỗi ngày
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi ngủ 14 -16 giờ mỗi ngày
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi ngủ 12 – 14 giờ mỗi ngày
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi ngủ 11 – 12 giờ mỗi ngày
  • Trẻ 7 – 10 tuổi ngủ 10 giờ mỗi ngày (trong đó giấc ngủ trưa là 1 – 2 giờ).
Ngủ
Trẻ em có nhu cầu ngủ khác nhau

2. Khó ngủ nguyên phát (Primary Insomnia) ở trẻ em

Dấu hiệu khó ngủ nguyên phát ở trẻ em

Khó ngủ nguyên phát là một trong những loại rối loạn giấc ngủ hay gặp ở trẻ em. Các biểu hiện của khó ngủ nguyên phát bao gồm:

  • Khó bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng và khó đi ngủ trở lại
  • Xuất hiện 3 đêm / tuần, ít nhất 3 tháng, mặc dù đủ thời gian để ngủ
  • Không phải do thiếu vi chất
  • Không giải thích bởi các bệnh lý tâm thần hay thực thể khác
  • Tỷ lệ hiện mắc từ 1 đến 6% đối với trẻ em nhưng cao hơn ở trẻ em bị bệnh mãn tính / tâm thần

Điều trị khó ngủ nguyên phát ở trẻ em

Điều trị khó ngủ nguyên phát ở trẻ em chủ yếu bằng các biện pháp can thiệp hành vi:

  • Loại bỏ phương tiện truyền thông khỏi phòng ngủ: điện thoại, máy tính bảng, tivi...
  • Tránh cà phê
  • Thói quen đi ngủ thường xuyên và tích cực tăng cường từ cha mẹ / người chăm sóc
cà phê
Cho trẻ tránh xa cà phê đẻ có giấc ngủ ngon

3. Ngủ nhiều nguyên phát (Primary Hypersomnia) ở trẻ em

Dấu hiệu ngủ nhiều nguyên phát ở trẻ em

Ngủ nhiều nguyên phát là một trong những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ em. Các dấu hiệu nhận biết ngủ nhiều nguyên phát bao gồm:

  • Các giấc ngủ kéo dài, buồn ngủ quá mức
  • Ngủ kéo dài liên tục > 9 giờ / ngày
  • Khó khăn khi thức dậy hoàn toàn sau đột ngột đánh thức
  • Diễn ra ít nhất 6 tháng.
  • Không phải do rối loạn tâm thần / thực tổn
  • Phổ biến ở giai đoạn cuối tuổi thiếu niên.

Điều trị ngủ nhiều nguyên phát ở trẻ em

Chủ yếu bằng các biện pháp can thiệp hành vi:

  • Loại bỏ phương tiện truyền thông khỏi phòng ngủ như: điện thoại, ti vi, máy tính bảng...
  • Tránh thực phẩm làm trẻ ngủ nhiều, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng hợp lý
  • Thói quen đi ngủ thường xuyên và tích cực tăng cường từ cha mẹ / người chăm sóc
  • Tập thể dục thể thao hợp lý.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan