Nhu cầu kẽm khi trẻ cảm lạnh, phát ban và cần tăng cường miễn dịch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành vết thương và hỗ trợ sự phát triển bình thường của trẻ. Do đó, khi trẻ bị cảm lạnh, phát ban, bạn nên bổ sung kẽm theo khuyến nghị để giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn.

1. Có nên bổ sung kẽm cho trẻ cảm lạnh, phát ban không?

Trẻ bị cảm lạnh có thể sử dụng kẽm để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung kẽm có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh một đến vài ngày, đồng thời làm giảm tần suất mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ xuống.

Ngoài cảm lạnh, kẽm còn được sử dụng trong điều trị các tình trạng sức khỏe khác như:

Kẽm được đề nghị bổ sung cho những người có nguy cơ thiếu kẽm cao như người theo chế độ ăn chay nghiêm ngặt, nghiện rượu, mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như bệnh Crohn.

kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch
Bổ sung kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ

2. Nhu cầu kẽm của trẻ là bao nhiêu?

Nhu cầu kẽm của trẻ được khuyến nghị bao gồm nguồn bổ sung từ thức ăn và thực phẩm chức năng.

  • Hàm lượng kẽm cho trẻ từ 7 tháng tuổi - 13 tuổi
Độ tuổi Hàm lượng
7 tháng - 3 tuổi 3 mg/ngày
4 - 8 tuổi 5 mg/ngày
9-13 tuổi 8 mg/ngày
  • Hàm lượng kẽm cho nữ giới từ 14 tuổi trở lên
Độ tuổi Hàm lượng
14 - 18 tuổi 9 mg/ngày
19 tuổi trở lên 8 mg/ngày
Mang thai 14 - 18 tuổi: 12mg/ngày
19 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
Cho con bú 14 - 18 tuổi: 13 mg/ngày
19 tuổi trở lên: 12 mg/ngày

  • Hàm lượng kẽm cho nữ giới từ 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày

Để tránh kích thích dạ dày, hãy bổ sung kẽm trong thức ăn. Đối với cảm lạnh thông thường, viên ngậm kẽm thường được chỉ định dùng cứ sau 1-2 giờ trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Sau đó, uống viên ngậm kẽm mỗi 1-2 giờ khi tỉnh táo cho đến khi các triệu chứng biến mất. Chất bổ sung kẽm có ở cả 2 dạng là dạng viên và dạng lỏng.

3. Kẽm có trong loại thực phẩm nào?

Các nguồn thực phẩm giàu kẽm gồm:

4. Tác dụng phụ của kẽm là gì?

  • Phản ứng phụ: Thuốc bổ sung kẽm có thể gây kích ứng dạ dày và miệng. Viên ngậm kẽm có thể gây thay đổi khứu giác và vị giác trong vài ngày. Nếu dùng lâu dài, viên ngậm kẽm có thể làm giảm lượng nguyên tố vi lượng đồng trong cơ thể. Thuốc xịt mũi chứa kẽm có liên quan đến việc mất khứu giác, có thể là vĩnh viễn.
  • Tương tác thuốc: Kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc tránh thai và một số loại thuốc kháng sinh. Kẽm cũng có thể tương tác với các chất bổ sung khác, chẳng hạn như canxi, magiê, đồng và sắt. Nếu bạn dùng thuốc hoặc chất bổ sung hàng ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kẽm.
  • Rủi ro: Những người bị dị ứng với kẽm, bị HIV, hoặc bị bệnh hemochromatosis không nên bổ sung kẽm mà không nói chuyện với bác sĩ trước. Quá nhiều kẽm có thể gây sốt, ho, buồn nôn, giảm chức năng miễn dịch, mất cân bằng khoáng chất, thay đổi cholesterol và các vấn đề khác. Ở phụ nữ có thai, liều cao có thể gây hại cho thai nhi.

Trẻ cảm lạnh, phát ban và cần tăng cường miễn dịch, cha mẹ có thể bổ sung kẽm hàng ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, giúp hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa. Ngoài kẽm, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp trẻ phát triển toàn diện.

Để hiểu hơn về vai trò của kẽm, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan