Rạch chích mủ ở trẻ bị viêm tai giữa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Hùng Tiến - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ em đặc biệt là viêm tai giữa cấp được xếp vào bệnh lý viêm đường hô hấp trên cấp tính. Viêm tai giữa cấp hoàn toàn có thể điều trị khỏi mà không để lại biến chứng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trong đó, việc chích rạch mủ là phương pháp điều trị cho giai đoạn ứ mủ của viêm tai giữa với một số những lưu ý cần thiết.

1. Tổng quan về viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tên gọi chung chỉ tình trạng viêm nhiễm phần tai ở giữa cụ thể là khoảng trống sau màng nhĩ. Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em do tai trong được nối với mặt sau cổ họng bằng một ống nhỏ gọi là ống eustachian, những ống này ở trẻ em vẫn chưa hoàn chỉnh và ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc dẫn tới chất lỏng và tạp chất dư thừa không thể thoát khỏi tai, ứ đọng và gây viêm. Ngoài ra còn có một số lý do gây viêm tai giữa như sau:

  • Cảm lạnh thường dễ gây nên viêm đường hô hấp trên kèm với viêm tai giữa
  • Trẻ sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Trẻ bú bình có nguy cơ cao mắc viêm tai giữa hơn trẻ bú mẹ do trẻ thường nằm để bú khiến sữa dễ tràn vào ống thính giác gây viêm
  • Viêm tai do bơi lội thường gặp ở các trẻ lớn hơn

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ có các biểu hiện sau:

Trẻ em bị viêm tai giữa chảy mủ
Viêm tai giữa có thể gây mủ và thủng màng nhĩ ở trẻ

  • Sốt cao 39-40°C kèm kích thích, quấy khóc, bỏ bú hoặc ăn kém, nôn trớ thậm chí co giật
  • Trẻ lớn biết nói sẽ than đau tai còn trẻ nhỏ sẽ hay lắc đầu, dụi tai
  • Ngoài triệu chứng ở tai thì các triệu chứng còn lại thường không đặc hiệu nên thường bị phụ huynh chủ quan bỏ qua, nếu sau 2-3 ngày không điều trị bệnh có thể chuyển sang giai đoạn vỡ mủ gây thủng màng nhĩ, mủ chảy ra ngoài lỗ tai và viêm mãn tính, đặc biệt là viêm tai- xương chũm gây tiêu xương rất nguy hiểm.

2. Các thể lâm sàng của viêm tai giữa:

Trẻ em thường gặp các thể lâm sàng của viêm tai giữa nhất là viêm tai giữa ứ dịch, viêm tai giữa ứ mủ và viêm tai giữa hoại tử.

Viêm tai giữa ứ dịch: là viêm tai giữa không phải do nhiễm trùng gây ra mà dịch tích tụ thường là dịch không nhiễm trùng do ống eustachian chưa hoàn thiện. Khi khám tai trẻ thấy có bọt khí trên bề mặt màng nhĩ, màng nhĩ mờ đục và hạn chế di động. Điều trị chủ yếu của thể này là theo dõi không sử dụng kháng sinh, bệnh sẽ tự khỏi trong 4-6 tuần nếu không có bội nhiễm.

Viêm tai giữa cấp mủ: là thể viêm tai giữa gồm 2 giai đoạn là ứ mủ và vỡ mủ thường do viêm vùng mũi họng, V.A hoặc tắc vòi tai. Ở thời kỳ ứ mủ trẻ sẽ có biểu hiện sốt, chảy mũi, ho kèm rối loạn tiêu hóa và đau tai rõ rệt khiến trẻ quấy khóc và bỏ bú. Sau thời kỳ này là giai đoạn vỡ mủ giúp các triệu chứng giảm đi, toàn trạng khá, giảm sốt, giảm đau tai, có dịch chảy ra ở tai lúc đầu vàng sau đục nhầy

Viêm tai giữa cấp hoại tử: là thể viêm tai giữa gây ra bởi các nhiễm khuẩn đường hô hấp như sởi, bạch hầu, cúm tai giữa bị hoại tử lớp niêm mạc có thể hoại tử cả xương và gây các biến chứng nguy hiểm. Trẻ thường mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau tai kèm lan lên nửa đầu, sức nghe kém hẳn, ù tai, chóng mặt rất dẫn tiến triển thành viêm tai xương chũm và thậm chí mất thính giác hoàn toàn.

Thuốc kháng sinh
Ngoài trích rạch mủ, trẻ bị viêm tai giữa có thể sử dụng thuốc kháng sinh

3. Điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Việc điều trị viêm tai giữa phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh mà cách điều trị sẽ khác nhau. Viêm tai giữa sẽ trải qua các giai đoạn sung huyết, ứ mủ và vỡ mủ, ứng với mỗi giai đoạn ta sẽ có những cách điều trị sau:

  • Giai đoạn sung huyết: điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân với beta lactam là nhóm được ưa chuộng kết hợp với thuốc chống viêm, chống phù nề và hạ sốt, giảm đau. Có thể kết hợp điều trị mũi họng nếu là nguyên nhân
  • Giai đoạn ứ mủ: nếu viêm tai giữa tiến tới giai đoạn này thì việc chích rạch mủ sẽ được cân nhắc để dẫn lưu mủ ra ngoài nhằm giảm áp lực trong khoang tai giữa. Sau chích rạch vẫn đồng thời điều trị toàn thân như trong giai đoạn sung huyết
  • Giai đoạn vỡ mủ: lúc này mủ đã tự phá vỡ phần mỏng của màng nhĩ để thoát ra ngoài, màng nhĩ bị thủng nên việc điều trị bằng các thuốc nhỏ tai kháng viêm rất quan trọng, tránh sử dụng các thuốc kháng sinh nhỏ tai chứa nhóm aminosid.

Video đề xuất:

Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé

4. Chích rạch mủ ở giai đoạn viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không?

Chích rạch mủ thường được cân nhắc khi trẻ có tình trạng ứ mủ cấp cần được dẫn lưu gấp ra ngoài nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Việc chích rạch mủ ngoài có tác dụng làm giảm áp lực còn tránh việc màng nhĩ tự thủng để thoát mủ là khiến màng nhĩ tổn thương nặng và tình trạng giảm triệu chứng khiến phụ huynh chủ quan không đưa trẻ đến khám.

Chích rạch màng nhĩ không hề nguy hiểm, nếu chích rạch sớm và điều trị kết hợp tốt thì bệnh có xu hướng khỏi trong thời gian ngắn khoảng 2 tuần, lỗ thủng do chích rạch được hàn kín và thính lực của trẻ được đảm bảo.

Video đề xuất:

Rạch chích mủ màng nhĩ chữa viêm tai giữa

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan